Băn khoăn vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự và hành chính

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình chủ trì phiên họp
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình chủ trì phiên họp
(PLO) - Rất nhiều vấn đề mới được tập trung thảo luận trong phiên họp Ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi do TANDTC tổ chức chiều qua 25/2 dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC, Trưởng Ban soạn thảo. 
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Lê Thị Thu Ba tham dự.
Buộc phải gửi chứng cứ cho đương sự khác?
Theo Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào, một trong những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau là về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị nguyên tắc tranh tụng cần được thể hiện ngay từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc xét xử. Theo đó, cần xác định rõ trách nhiệm chứng minh thuộc về các bên tham gia tố tụng, Tòa án chỉ có nghĩa vụ thu thập chứng cứ và xét hỏi khi cần thiết, quá trình tố tụng các chứng cứ đều được công khai. 
Theo đó, chứng cứ do đương sự giao nộp phải được gửi cho đương sự khác. Khi nhận được chứng cứ này, trong thời hạn nhất định đương sự phải đưa ra ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ đó, đồng thời gửi bản sao tài liệu này đến Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp đối với những trường hợp VKS tham gia phiên tòa hoặc có yêu cầu.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị nguyên tắc tranh tụng thể hiện tại phiên tòa do vậy chỉ sửa đổi, bổ sung quyền tranh luận của đương sự, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự tại phiên tòa nhằm thể hiện phiên tòa công khai, dân chủ.
Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Thị Thủy Khiêm đồng ý với loại ý kiến thứ nhất song đề nghị làm rõ thời điểm cung cấp chứng cứ của đương sự: “Dự thảo quy định thời hạn giao nộp chứng cứ do thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng phải trước khi có quyết định  đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm nhưng lại quy định chứng cứ được bổ sung trong khi xét xử sơ thẩm là không thống nhất, cần nghiên cứu lại”. 
Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Thủy Khiêm cũng cho rằng, quy định buộc đương sự phải giao nộp chứng cứ cho VKS và đương sự khác là không khả thi vì xác định ai là đương sự trong nhiều vụ án là rất khó. Đồng thời, việc tổ chức phiên họp xét chứng cứ cũng không cần thiết.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải cũng đồng ý nguyên tắc tranh tụng cần được thể hiện ngay từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc xét xử nhưng lưu ý cần xác định rõ nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên đương sự.
Đại diện Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất với Dự thảo nhưng đề xuất làm sao quy định hài hòa giữa tranh tụng và thẩm vấn xét hỏi cho phù hợp vì trình độ nhận thức của người dân ở các vùng miền hiện nay là khác nhau.
Cân nhắc sự tham gia của Viện kiểm sát
Về sự tham gia của VKSND tại phiên tòa dân sự, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, loại ý kiến thứ nhất đề nghị giữ nguyên như quy định tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) hiện hành. Loại ý kiến thứ hai đề nghị đối với cấp sơ thẩm thì quy định VKS tham gia đối với những vụ việc mà có đương sự là người chưa thành niên, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và những vụ việc liên quan đến tài sản nhà nước. Đối với những vụ việc khác, VKS chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm sát thông qua hồ sơ vụ việc. VKS tham gia tất cả những vụ việc xét xử cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm.
Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (CCTP TW) Lê Thị Thu Ba đề nghị cân nhắc quy định VKS phải tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm. “Phải làm rõ xem VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm để làm gì? Đại diện VKS có quyền ngồi phiên tòa nhưng không phải là bắt buộc mà chỉ nên tham gia khi nào có nghi ngờ. Nếu quy định bắt buộc thì sẽ là hình thức” - bà Lê Thị Thu Ba đề nghị. 
Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo CCTP TW vì theo quy định của BLTTDS hiện hành, VKS tham gia hầu hết các phiên tòa sơ thẩm nhưng chỉ phát biểu về thủ tục tố tụng, không có ý kiến về nội dung vụ án, do vậy tham dự như hiện hành là không cần thiết. VKS có thể thực hiện quyền kiểm sát thông qua kiểm tra hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, trong phiên họp cũng có những ý kiến khác. Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho rằng nên theo loại ý kiến thứ nhất vì “sự có mặt của VKS ở tất cả các cấp xét xử sẽ bảo đảm quyền lợi công dân”. 
Người dân có khả năng phải nộp lệ phí giám đốc thẩm
Vấn đề này cũng còn hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định đương sự có đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải nộp lệ phí, trừ trường hợp được miễn để tránh việc gửi đơn tràn lan. 
Loại ý kiến thứ hai cho rằng quy định này sẽ hạn chế quyền của đương sự, vì việc xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là nhiệm vụ của người có quyền kháng nghị nhằm khắc phục những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án của tòa án. 
Tại phiên họp, một số ý kiến thống nhất với loại ý kiến thứ nhất nhưng cho rằng mục đích của việc thu lệ phí là để đảm bảo đúng quy định của pháp luật về phí, lệ phí chứ không phải để tránh gửi đơn tràn lan.

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.