ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT

Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.
ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.
(PLVN) - Liên quan đến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc sớm quản lý đồng tiền kỹ thuật số dưới dạng một loại tài sản ảo, nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập “sàn giao dịch” cho hoạt động này..., Báo Pháp luật Việt Nam đã có trao đổi với ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.

4 rủi ro nghiêm trọng nếu không kiểm soát tiền ảo

PV: Thưa ông, đến nay, Việt Nam đã có quy định về tiền điện tử nhưng chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo, trong khi giao dịch bằng tài sản ảo, nhất là tiền số Bitcoin, Ethereum... đang diễn ra phổ biến. Quan điểm cá nhân của ông về tiền ảo, tài sản ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa... ra sao, có sự khác nhau nào giữa chúng không?

- Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý chính thức về tiền ảo và tài sản ảo, mặc dù giao dịch bằng các loại tài sản này, đặc biệt là Bitcoin, Ethereum, diễn ra ngày càng phổ biến. Cá nhân tôi cho rằng, tiền mã hóa (Cryptocurrency) như Bitcoin, Ethereum là xu hướng nhưng cần quản lý chặt chẽ. Bitcoin và Ethereum không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là tài sản đầu tư có giá trị lớn, trong khi có thể rủi ro lớn do biến động giá mạnh, nguy cơ bị lợi dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố. Kinh nghiệm một số quốc gia cũng cho biết, Bitcoin được công nhận như tài sản, nhưng chưa coi là tiền hợp pháp.

Tài sản ảo, đặc biệt là NFT, có thể mang lại giá trị, mở ra cơ hội lớn trong nghệ thuật, game blockchain… Tuy nhiên, thị trường này dễ bị thao túng nên cần khung pháp lý rõ ràng, bảo vệ nhà đầu tư. Còn tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), theo tôi có thể là tương lai của hệ thống tài chính. Việt Nam đang nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia, có thể giúp giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu triển khai tốt, CBDC có thể thay đổi cách giao dịch và tài chính số trong tương lai.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần ban hành khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo để quản lý rủi ro nhưng vẫn hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cân nhắc phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát thanh toán số hiệu quả hơn cũng như quản lý chặt chẽ hoạt động giao dịch tiền mã hóa để tránh rửa tiền, gian lận tài chính.

Việt Nam cần ban hành khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo để quản lý rủi ro nhưng vẫn hỗ trợ đổi mới sáng tạo ( Ảnh minh họa)

Việt Nam cần ban hành khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo để quản lý rủi ro nhưng vẫn hỗ trợ đổi mới sáng tạo ( Ảnh minh họa)

Có luật rõ ràng, nhà đầu tư sẽ tránh bị lừa đảo

PV: Theo ông, việc quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ đem lại những lợi ích gì và nếu không quản lý thì sẽ có những tác động tiêu cực gì đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội?

- Nếu Việt Nam có khung pháp lý rõ ràng để quản lý tiền ảo và tiền kỹ thuật số, nền kinh tế sẽ có nhiều lợi ích quan trọng. Nổi bật nhất là tăng cường tính minh bạch, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố bởi tiền mã hóa có thể bị lợi dụng để thực hiện giao dịch ẩn danh, tài trợ các hoạt động phi pháp. Khi có quy định quản lý chặt chẽ, các giao dịch tiền số phải tuân thủ quy định về chống rửa tiền (AML) và nhận diện khách hàng (KYC), giúp tăng cường tính minh bạch tài chính.

Bên cạnh đó là bảo vệ nhà đầu tư và người dùng. Khi chúng ta có luật rõ ràng, nhà đầu tư sẽ tránh bị lừa đảo, các sàn giao dịch phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hơn; giảm rủi ro mất tiền do các vụ sập sàn, rug pull, như trường hợp FTX (2022) và Terra/LUNA (2022) gây thiệt hại hàng chục tỷ USD. Đồng thời, thu hút đầu tư và thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Nếu Việt Nam xây dựng môi trường pháp lý phù hợp, có thể thu hút các doanh nghiệp blockchain đầu tư vào lĩnh vực tài chính số, phát triển ứng dụng tiền mã hóa. Ở khía cạnh này, Singapore, UAE, Hong Kong đang trở thành trung tâm blockchain nhờ khung pháp lý cởi mở nhưng chặt chẽ.

Ngoài ra, ứng dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương vào nền kinh tế có thể tăng hiệu quả thanh toán, giảm chi phí giao dịch, hạn chế sự phụ thuộc vào tiền mặt. Kinh nghiệm của Trung Quốc đã triển khai đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) cho thấy, việc này đã giúp quản lý hệ thống tài chính hiệu quả hơn.

Trường hợp nếu Việt Nam không có khung pháp lý để kiểm soát, sẽ có nhiều rủi ro nghiêm trọng. Một là rủi ro rửa tiền, tài trợ tội phạm vì tiền mã hóa cho phép giao dịch ẩn danh, không qua ngân hàng, có thể bị lợi dụng để rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố. Nhiều tổ chức tội phạm đã sử dụng Bitcoin, Monero để giao dịch phi pháp. Hai là, tình trạng lừa đảo, mất tiền hàng loạt. Ba là, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tài chính quốc gia. Nếu tiền mã hóa phát triển tự do mà không bị kiểm soát, có thể tạo ra hệ thống tài chính “ngầm”, gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Chẳng hạn, nếu người dân ồ ạt sử dụng Bitcoin thay vì VNĐ, Ngân hàng Nhà nước sẽ mất quyền kiểm soát cung tiền, gây bất ổn nền kinh tế. Bốn là, dễ xảy ra bong bóng tài sản, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Tiền mã hóa có biến động giá rất mạnh, có thể tạo ra bong bóng tài sản, khi sụp đổ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Sự sụp đổ của Terra/LUNA (2022) đã khiến hàng triệu nhà đầu tư mất trắng chính là một dẫn chứng.

PV: Ông có thể cho biết những kiến nghị của mình để xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số ở Việt Nam?

- Tôi cho rằng, trước hết, cần xác định rõ khái niệm pháp lý về tiền kỹ thuật số. Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về tiền mã hóa, tài sản ảo, tiền kỹ thuật số. Vì thế, tôi kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần định nghĩa rõ ràng: tiền mã hóa (Cryptocurrency): Tài sản ảo hay phương tiện thanh toán?; tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Nhà nước (CBDC) sẽ triển khai như thế nào? quy định về stablecoin (USDT, USDC, DAI...) có được phép giao dịch không? cấp phép và giám sát sàn giao dịch tiền kỹ thuật số tại Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu giao dịch trên các sàn quốc tế (Binance, OKX, Bybit, KuCoin...) mà không có sự giám sát của Nhà nước. Do đó, cần cấp phép hoạt động cho sàn giao dịch nội địa, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về KYC (xác minh danh tính), AML (chống rửa tiền); bảo vệ tài sản nhà đầu tư, tránh các vụ sập sàn như FTX (2022); thu thuế từ giao dịch tài sản số, tránh thất thoát nguồn thu.

Cơ chế Sandbox có thể là giải pháp tốt

PV: Như ông vừa nói trên, có phải ông đề xuất áp dụng cơ chế thử nghiệm để thành lập sàn giao dịch cho tiền số? Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đang được xây dựng cũng có đề cập đến cơ chế thử nghiệm thì theo ông, có cần thiết luật hóa cơ chế này cho tiền số trong dự thảo Luật hay không?

- Việt Nam hiện chưa có sàn giao dịch tiền số hợp pháp, nhưng nhu cầu giao dịch của người dân rất lớn. Cơ chế sandbox (thử nghiệm có kiểm soát) có thể là giải pháp tốt để thử nghiệm sàn giao dịch tiền số trước khi có luật chính thức.

Lý do là giao dịch tiền số tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ trên các sàn quốc tế như Binance, OKX, Bybit... nhưng không chịu sự quản lý của Nhà nước. Nếu không có sàn giao dịch trong nước, Việt Nam đang thất thoát nguồn thu thuế rất lớn. Trong khi một số quốc gia, có cả các quốc gia ASEAN như Singapore, Nhật Bản, UAE đã có quy định cấp phép cho sàn tiền số, Việt Nam cần đi theo xu hướng này để tránh tụt hậu.

Việc tích hợp quy định vào dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ giúp Việt Nam đi trước xu hướng. Điều đó không chỉ tạo nền tảng pháp lý cho sàn giao dịch tiền số hoạt động minh bạch, hợp pháp, mà còn đáp ứng kịp thời Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế số, giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực fintech, blockchain.

Tuy nhiên, nếu luật hóa ngay nhưng chưa có mô hình thực tế để tham chiếu, có thể sẽ gây khó khăn khi áp dụng. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh, cơ chế sandbox sẽ giúp kiểm nghiệm các mô hình sàn giao dịch tiền số, đánh giá rủi ro trước khi đưa vào luật chính thức.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Về quan điểm chung, tiền ảo (Virtual Currency) là một dạng tiền kỹ thuật số không được phát hành hoặc bảo đảm bởi Chính phủ; được sử dụng trong môi trường kỹ thuật số như trò chơi điện tử, mạng xã hội hoặc nền tảng giao dịch trực tuyến. Ví dụ, tiền trong game (Vcoin, Zing xu), các điểm thưởng trong hệ thống thương mại điện tử.

Tài sản ảo (Virtual Asset) là tài sản tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, có thể được mua bán, trao đổi như tài sản hữu hình, bao gồm tiền ảo, NFT (Non-Fungible Token), các quyền tài sản kỹ thuật số. Tài sản ảo có thể có giá trị và được quy đổi ra tiền pháp định trong một số trường hợp.

Tiền mã hóa (Cryptocurrency) là một dạng tiền ảo sử dụng công nghệ blockchain và mã hóa để đảm bảo tính an toàn, phân quyền; không do Chính phủ phát hành nhưng có thể được dùng làm phương tiện trao đổi trên toàn cầu. Ví dụ, Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB), USDT (Tether).

Tiền kỹ thuật số (Digital Currency) là tiền tồn tại dưới dạng điện tử, không phải tiền giấy hay tiền xu; có thể do ngân hàng trung ương phát hành (Central Bank Digital Currency - CBDC). Ví dụ: E-CNY (Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc), Dự án đồng Euro kỹ thuật số.

Đọc thêm

Có thể thực hiện tham vấn chính sách nhiều lần trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL, tham vấn chính sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể thực hiện nhiều lần, thông qua cuộc họp trực tiếp, trực tuyến, hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Cần quy định chính sách đặc thù, vượt trội nhưng đảm bảo công tác quản lý

Cảnh phiên họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội đồng thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Luật KH,CN&ĐMST). Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bùi Thế Duy – cơ quan chủ trì soạn thảo; và thành viên Hội đồng thẩm định.

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.