Đào tạo chức danh tư pháp: Có đặc thù, phải có chính sách riêng

Luật sư tranh tụng tại phiên tòa. Ảnh minh họa
Luật sư tranh tụng tại phiên tòa. Ảnh minh họa
(PLO) - Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh Đào tạo một số chức danh tư pháp vừa có phiên họp lần thứ 3 để cho ý kiến về một số nội dung xung quanh Dự thảo Pháp lệnh. 
Chủ trì phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường yêu cầu Dự thảo Pháp lệnh phải nhấn mạnh được vấn đề đào tạo chung ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và làm rõ những đặc thù kèm theo những chính sách cần có của loại hình đào tạo chung này.
Thiết lập các tiêu chuẩn chung
Trong thời gian qua, công tác đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp. Tuy nhiên, công tác này cũng bộc lộ nhiều hạn chế đáng kể, trong đó đáng chú ý  là sự thiếu đồng bộ trong hoạt động đào tạo, chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện… 
Vì vậy, Dự thảo Pháp lệnh Đào tạo một số chức danh tư pháp được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động đào tạo nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; thiết lập các tiêu chuẩn chung về điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và các nguồn lực khác.
Báo cáo về Dự thảo Pháp lệnh, Giám đốc Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thái Phúc cho biết, một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm trong quá trình soạn thảo Dự thảo Pháp lệnh là chính sách của Nhà nước trong đào tạo “3 chung”, nhất là một số chính sách riêng gắn với đặc thù của lĩnh vực này. 
Chẳng hạn như, dự kiến quy định Nhà nước đảm bảo các nguồn lực và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho đào tạo “3 chung”; ưu tiên đào tạo theo chuyển đổi vị trí công tác của các chức danh tư pháp, tăng cường tranh tụng trong hoạt động xét xử; có chế độ thu hút và đãi ngộ thích hợp để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đào tạo “3 chung”; có chính sách hỗ trợ học phí với một số đối tượng học viên. 
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, theo ông Phúc, một số ý kiến lại cho rằng Dự thảo Pháp lệnh không nên quy định những chính sách riêng cho hoạt động đào tạo “3 chung” để bảo đảm sự bình đẳng với các hoạt động đào tạo khác.
Phải tổ chức thi tuyển quốc gia
Tham dự phiên họp, Phó Chánh Văn phòng kiêm Vụ trưởng – Trưởng ban III, Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, mô hình đào tạo “3 chung” không liên quan đến đào tạo cạnh tranh, không giống như hệ thống đào tạo mà chúng ta vốn biết. 
Do đó, ông Nhưỡng ủng hộ việc quy định chính sách riêng của Nhà nước về đào tạo “3 chung” với phân tích đây là đào tạo đặc thù, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cải cách tư pháp. Trên quan điểm này, ông Nhưỡng cho rằng phải đảm bảo bình đẳng của đầu vào, tức là phải có cả hai hình thức tuyển sinh, gồm thi tuyển và xét tuyển.
Thành viên đến từ Đại học Kiểm sát lại băn khoăn, đội ngũ giảng viên cơ hữu trong loại hình đào tạo “3 chung” có thể vẫn là Thẩm phán, Kiểm sát viên hay không? Nếu cho phép thì sẽ ổn định được đội ngũ giảng viên, họ sẽ yên tâm về công tác trong khi vẫn giữ được chức danh tư pháp. 
Tán thành đề xuất về cơ chế điều chuyển giảng viên trên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu còn mạnh dạn kiến nghị, Dự thảo Pháp lệnh cần tính đến quy định trong thời gian triển khai thí điểm đào tạo “3 chung” nên xem xét miễn học phí cho các học viên.
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chỉ đạo phải rà soát kỹ các luật liên quan, nhất là những luật mới được Quốc hội thông qua như Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND để có một quy định chung phù hợp, vì hiện nay có nhiều nơi đang thực hiện đào tạo các chức danh tư pháp. Dự thảo Pháp lệnh cần nhấn mạnh nội dung về đào tạo chung với các quy định cụ thể từ chương trình, nội dung đến phương pháp đào tạo và trên tinh thần cơ sở nào đủ điều kiện thì được Thủ tướng Chính phủ giao đào tạo chung. 
Đặc biệt, Bộ trưởng lý giải, đào tạo chung phải có quy định đặc thù, đã là đặc thù phải tổ chức thi tuyển quốc gia đầu vào tìm người xuất sắc nhất trong các cử nhân, thực sự xứng đáng được miễn học phí nếu Chính phủ đồng ý thông qua. Ngoài ra, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, quyền lợi, chế độ, chính sách khi được cử làm giảng viên kiêm chức... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).