Đào tạo “ba chung”: Góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo vệ quyền lợi của người dân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược cải cách tư pháp là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải có một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chung về hoạt động đào tạo nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. 
Đây là quan điểm được nhiều thành viên nhất trí cao tại phiên họp Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh Đào tạo nghề một số chức danh tư pháp diễn ra ngày hôm qua (20/8) dưới sự chủ trì của Trưởng Ban soạn thảo – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.
Khó thực hiện luân chuyển
Theo đánh giá của Tổ biên tập Dự án pháp lệnh, bước đầu đã có các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp nói chung, đào tạo nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư nói riêng. Các quy phạm đó từng bước đưa hoạt động đào tạo trong lĩnh vực này vào quỹ đạo, góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn nhân lực tư pháp cho các cơ quan tư pháp, phục vụ nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền và chiến lược cải cách tư pháp của đất nước. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập, trong đó đáng chú ý là hoạt động đào tạo chưa thực sự gắn với việc bố trí, sử dụng cán bộ. Cụ thể, mô hình đào tạo hiện nay đang được thực hiện riêng lẻ cho từng chức danh nên không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, lại không có cơ chế luân chuyển phù hợp giữa ba chức danh này, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nhân lực pháp luật hiện có của ngành trong khi nhân lực của cả hệ thống tư pháp vẫn thiếu và yếu, đặc biệt khó có thể thực hiện việc luân chuyển giữa các chức danh tư pháp, nhất là giữa hai chức danh Thẩm phán và Kiểm sát viên. 
Chính vì chưa có quy định pháp luật thống nhất mô hình đào tạo chung nên mỗi cơ sở đào tạo đang tự thiết kế chương trình đào tạo riêng của mình. Học viện Tư pháp xây dựng 3 chương trình đào tạo riêng tương ứng với các chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và hiện đang xây dựng chương trình thí điểm đào tạo chung nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Trường Cán bộ Tòa án tự xây dựng chương trình đào tạo nghề Thẩm phán. Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (nay là Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội) tự xây dựng chương trình đào tạo nghề Kiểm sát viên. 
Tất cả điều này dẫn tới việc không cung cấp mặt bằng kiến thức chung cho cùng một chức danh khi được đào tạo ở các cơ sở khác nhau. Ngoài ra, thời gian đào tạo cùng một chức danh cũng không thống nhất ở mỗi cơ sở đào tạo (thời gian đào tạo Kiểm sát viên của Học viện Tư pháp là 12 tháng, tại cơ sở đào tạo của VKSNDTC là 9 tháng; thời gian đào tạo Thẩm phán của Học viện Tư pháp là 12 tháng, của Trường Cán bộ Tòa án là 6 tháng)…
Chú trọng “đầu vào” cho các chức danh tư pháp
Để giải quyết vướng mắc trên, Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Thái Phúc cho biết, Dự thảo Pháp lệnh quy định về chương trình khung đào tạo nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Chương trình khung sẽ xác định thời gian đào tạo, cơ cấu, nội dung, số lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo. Dự kiến, chương trình khung có 3 phần gồm phần kiến thức và kỹ năng bổ trợ, phần kỹ năng nghề và phần thực tập, trong đó phần kỹ năng nghề chiếm tối thiểu 60% tổng thời lượng của chương trình đào tạo.
Nhận định chương trình đào tạo riêng hiện nay chưa qua thực tiễn đào tạo chung, khó có thể đáp ứng yêu cầu cải cách tư ngày càng cao, đại diện VKSNDTC đồng tình phải có chương trình đào tạo thống nhất. Nhưng theo vị đại diện VKSNDTC, để thống nhất chương trình đào tạo cũng như thống nhất quản lý nhà nước, nên tạo lập cơ chế pháp lý trong tăng cường phối hợp liên ngành và chương trình đào tạo này là đào tạo chuyên gia cao cấp làm nguồn bổ nhiệm đội ngũ cán bộ tư pháp, chẳng hạn từ chánh án, phó chánh án cấp tỉnh trở lên. 
Bà Lê Thị Kim Dung (Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì đề xuất, chương trình khung phải qua Hội đồng phối hợp liên ngành (có thể gồm đại diện lãnh đạo TANDTC, VKSNDTC, Văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam) thẩm định trước khi chính thức ban hành. Trên cơ sở chương trình khung, mỗi ngành có chương trình cụ thể. 
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh tán thành với ý kiến của bà Dung và cho rằng mục đích của đào tạo chung phải là đào tạo nguồn bổ nhiệm một số chức danh tư pháp. Từ đó, ông Khánh đề nghị, cần chú trọng đào tạo “đầu vào”, đào tạo chuẩn nghề cho các chức danh tư pháp thông qua tuyển chọn.
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, việc đào tạo chung một số chức danh tư pháp là một mô hình mới có nhiều ưu việt, đặc biệt là hướng đến đào tạo nền tảng kiến thức giống nhau thì mới góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo vệ lợi ích của người dân. Tuy nhiên, Bộ trưởng yêu cầu, Dự thảo Pháp lệnh nếu được nên quy định thẳng chương trình khung chung và cơ sở đào tạo nào đáp ứng đủ điều kiện thì làm đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép thực hiện đào tạo chung. 

Đọc thêm

Nhà đầu tư của Tân Hoàng Minh sẽ được hoàn trả hơn 8.000 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế (C03, Bộ Công an) trả lời tại họp báo.
(PLVN) -Đây là thông tin được Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế (C03, Bộ Công an) cho biết tại buổi họp báo công tác quý III, nhiệm vụ công tác quý IV năm 2023 do Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an chủ trì vào ngày 2/10/2023.

TAND tỉnh Lâm Đồng có tân Phó Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Chánh án Thường trực TANDTC (bên phải) trao quyết định bổ nhiệm đối với ông Trịnh Văn Hùng.
(PLVN) - Ông Trịnh Văn Hùng (SN 1972), Thẩm phán trung cấp, Chánh án TAND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng kể từ ngày 1/10/2023.

Long An: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” năm 2023

Long An: Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” năm 2023
(PLVN) -  Hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (9/11) và thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Long An phát động tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật”. Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Long An.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp vinh dự nhận “Giải thưởng cống hiến” của Công đoàn Viên chức Việt Nam

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp vinh dự nhận “Giải thưởng cống hiến” của Công đoàn Viên chức Việt Nam
(PLVN) -Trong 02 ngày, 30/9 và 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Trao tặng 100 xe lăn, 5 nhà tình nghĩa, 50 xe đạp cho người khuyết tật, gia đình chính sách và học sinh nghèo tại Thanh Hóa

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng đoàn công tác thăm hỏi và trao tặng xe lăn cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa.
(PLVN) - Nhằm chia sẻ khó khăn với người khuyết tật, học sinh nghèo đang gặp khó khăn trong việc đi lại và tạo điều kiện để họ vươn lên trong cuộc sống và góp phần tri ân các gia đình chính sách, ngày 1/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cùng đoàn công tác Bộ Tư pháp và các nhà tài trợ đã trao tặng 100 xe lăn cho người khuyết tật, 5 nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách và 50 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó cùng nhiều phần quà ý nghĩa cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 

Đổi mới phương pháp hỗ trợ người bị thiệt hại

Đổi mới phương pháp hỗ trợ người bị thiệt hại
(PLVN) - Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay Cục đang nghiên cứu, xây dựng Đề án về nâng cao năng lực, đổi mới hình thức, phương pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Vụ Con nuôi: Lấy quyền trẻ em làm trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Vụ Con nuôi: Lấy quyền trẻ em làm trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
(PLVN) - Ngày 28/9, Vụ Con nuôi (Bộ Tư pháp) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là phần thưởng cao quý, thể hiện sự ghi nhận và quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với những công lao, đóng góp cho công tác nuôi con nuôi của Vụ trong suốt 20 năm qua.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 28/9, Đoàn Kiểm tra số 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng tiêu cực thành pháp luật của nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.