Kỳ vọng "sức bật" Tư pháp năm 2015

Kỳ vọng "sức bật" Tư pháp năm 2015
(PLO) - Những thành tựu đã đạt được của năm công tác tư pháp 2014 đã tạo nên điểm nhấn quan trọng, tiếp thêm kỳ vọng về “sức bật” cho mọi mặt công tác của Ngành trong năm 2015.
Thành quả từ những nỗ lực không ngừng
Năm 2014 là năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, bản Hiến pháp của thời kỳ phát triển mới của đất nước, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ Hiến pháp.  
Theo số liệu thống kê, toàn ngành đã tích cực, nỗ lực tuyên truyền nội dung và tinh thần của Hiến pháp; rà soát được tổng số 102.306 văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với nội dung của Hiến pháp. 
Bộ Tư pháp cũng đã tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp; trực tiếp chủ trì soạn thảo các dự luật rường cột như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản pháp luật; xây dựng, tham gia xây dựng các dự án luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước và các dự án luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân.
Năm 2014 cũng là năm đột phá về thể chế của công tác hộ tịch, nền tảng phục vụ Nhân dân khi Quốc hội đã thông qua Luật Hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. 
Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật điều chỉnh công tác hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngành Tư pháp tiếp tục chuẩn hóa, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, khẳng định mạnh mẽ vai trò của công tác này trong hoạt động tư pháp.
Một tin vui nữa đến với ngành Tư pháp Bộ Tư pháp được xếp thứ 2/21 Bộ, cơ quan ngang Bộ về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh và Bộ Tư pháp tiếp tục đứng ở nhóm dẫn đầu các Bộ, ngành trong Bảng xếp hạng về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)..
Trước yêu cầu thực tiễn hoạt động công chứng, ngày 20/6/2014 Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, mở rộng phạm vi hoạt động công chứng, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng quy mô lớn, hoạt động ổn định, bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng thông qua chuyển đổi các Phòng công chứng thành các Văn phòng công chứng, tăng cường bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong công tác thi hành án dân sự, chế định Thừa phát lại được đẩy mạnh thực hiện thí điểm tại 13 địa phương, tạo ra hiệu ứng rất tích cực trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực lập vi bằng, được người dân, xã hội đánh giá cao. Nhiều vi bằng đã được sử dụng để làm căn cứ trong xét xử và thực hiện các giao dịch, kể cả trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. 
Năm 2014 cũng là năm ngành Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), coi đây là khâu đột phá, đặc biệt trong các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác dân sinh. Nổi bật là việc Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của Bộ Tư pháp, ban hành "Đề án thực hiện liên thông các TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi", tạo bước đột phá quan trọng trong công tác cải cách TTHC. 
Một điểm nhấn quan trọng không kém trong những thành quả của công tác tư pháp năm 2014 là tình hình nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được cải thiện tốt nhất. Bộ Tư pháp  đã tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. 
Qua đó góp phần đưa tỷ lệ nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2014 thấp nhất từ trước đến nay (18,18%, tính đến ngày 15/10/2014), tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ, thực thi đúng các quy định của pháp luật.
Năm 2014 còn là năm diễn ra Hội nghị công tác pháp chế đầu tiên, khẳng định và nâng tầm vai trò của toàn hệ thống pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc vào cuộc cùng với Bộ, ngành Tư pháp để tham mưu cho lãnh đạo các Bộ, ngành trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhất là các luật triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
Luật Hộ tịch quy định giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc. Ảnh minh họa
Luật Hộ tịch quy định giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc. Ảnh minh họa
Mong chờ sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Ngành 
Bước sang năm 2015, năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, của ngành Tư pháp, nhiều nhiệm vụ quan trọng đang chờ đón sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Ngành. 
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra, yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Tư pháp chung tay thực hiện hiệu quả chính là việc tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp và tổ chức thành công cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”; đồng thời tham gia tích cực vào việc đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XII, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tích cực tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Năm 2015 cũng là năm ngành Tư pháp tập trung hoàn thiện các dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản pháp luật; xây dựng các dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Ban hành quyết định hành chính, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đấu giá tài sản, Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng; ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật đã được Quốc hội thông qua.
Toàn Ngành cũng sẽ phải tập trung hướng dẫn, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Tương trợ tư pháp, Luật Nuôi con nuôi, Luật Giám định tư pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình, đảm bảo thực thi có hiệu quả các Luật này trong thực tiễn. 
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; kịp thời rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo hướng rút ngắn thời hạn, đơn giản thủ tục lập hồ sơ; tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp xử lý hành chính; tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là chuẩn bị tốt các điều kiện để thi hành kịp thời, hiệu quả Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến công tác thi hành án dân sự, phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu do Quốc hội giao, đẩy mạnh việc thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm thực hiện thí điểm thành công.
Tiếp tục củng cố nền móng đã được xây dựng từ những năm trước, năm 2015 này ngành Tư pháp cũng có nhiệm vụ  chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Hộ tịch, Luật Công chứng (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
Bên cạnh đó, ngành Tư pháp sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, bảo đảm cắt giảm thời gian và chi phí thực hiện các TTHC, đặc biệt triển khai thực hiện tốt Đề án thực hiện liên thông các TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và thuế.
Từ tín hiệu vui của năm 2014, trong năm 2015 này, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục nâng cao vai trò, hiệu quả tham gia của Bộ Tư pháp liên quan tới việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; thực hiện mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2015; đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia bằng các biện pháp phù hợp và tuân thủ pháp luật quốc tế. 
Rất nhiều nhiệm vụ quan trọng sẽ được ngành Tư pháp triển khai trong năm 2015 để chào mừng một sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2014) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV. Tin rằng, động lực này sẽ tạo nên sức bật mạnh mẽ cho các hoạt động công tác của ngành Tư pháp năm 2015. 

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.