Một năm Tư pháp "vì dân"

Bỏ quy định cấm hôn nhân đồng giới được đánh giá là “cuộc cách mạng” trong tư duy làm luật. Hình minh họa
Bỏ quy định cấm hôn nhân đồng giới được đánh giá là “cuộc cách mạng” trong tư duy làm luật. Hình minh họa
(PLO) - Có lẽ hiếm năm nào các hoạt động về công tác tư pháp lại được người dân quan tâm theo dõi như 2014, bởi rất nhiều vấn đề thiết thực gắn liền với đời sống dân sinh đã được đem ra thảo luận và quyết định. 
Từ Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) sửa đổi liệu có cho phép kết hôn đồng giới và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến Luật Hộ tịch ra đời thì số phận của Giấy khai sinh, một loại giấy tờ rất có ý nghĩa với cuộc đời của mỗi con người sẽ ra sao…? 
Thay đổi lớn trong tư duy làm luật
Đã lâu rồi mới có một dự luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo có nhiều nội dung gây “sốc” dư luận như Luật HN&GĐ sửa đổi. Những vấn đề lớn được đưa ra thảo luận như tuổi kết hôn, việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình, giới tính trong kết hôn, việc xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, ly thân… đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 
Cho phép hay không cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính? Một luồng quan điểm cho rằng quyền của người đồng tính phải được Nhà nước, xã hội và gia đình tôn trọng, do đó cần bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Luồng quan điểm khác mạnh mẽ không kém khẳng định quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân, ảnh hưởng đến truyền thống về hôn nhân và gia đình. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại với quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ bị lạm dụng. 
Khi Luật HN&GĐ sửa đổi được thông qua, không ít người đồng tính bày tỏ thất vọng vì mong muốn của họ không được đáp ứng triệt để khi Quốc hội chỉ nhất trí bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính chứ chưa xếp họ “một góc chiếu giữa làng”. 
Cũng có người bày tỏ chưa đồng tình khi những vấn đề “nóng” như ly thân lại chưa được luật định. Nhưng rõ ràng, những vấn đề được đưa ra thảo luận trong quá trình soạn thảo Luật HN&GĐ sửa đổi cho thấy sự thay đổi rất lớn trong tư duy của các nhà làm luật, tiếp cận với tư duy làm luật hiện đại trên thế giới, đi thẳng vào những vấn đề “nóng” của xã hội, đồng thời đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em. 
Không phải ngược xuôi lấy giấy tờ
Xuất phát từ những tác động tích cực của mô hình đăng ký khai sinh “3 trong 1” tại một số địa phương, Bộ Tư pháp đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án: “Thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi”. 
Nếu như trước đây, sau khi đi đăng ký khai sinh cho con, người dân phải đi lại vài lần, tới các cơ quan khác nhau để làm thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), đăng ký thường trú thì nay họ chỉ việc tới một nơi là UBND cấp xã để đăng ký khai sinh “3 trong một”. Người có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính gồm đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi chỉ nộp hồ sơ một lần và nhận được nhiều kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã và thời gian để giải quyết cũng được rút ngắn đi rất nhiều.
Theo tính toán của Bộ Tư pháp, mô hình một cửa liên thông này được thực hiện trên phạm vi toàn quốc sẽ giúp người dân cắt giảm chi phí lên tới gần 140 tỷ đồng từ việc giảm số lần đi lại cơ quan hành chính và từ việc không phải nộp bản sao Giấy khai sinh. 
Dần quen với Thừa phát lại
Năm 2014, chế định Thừa phát lại được đẩy mạnh thực hiện thí điểm tại 13 địa phương, tạo hiệu ứng rất tích cực trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực lập vi bằng. Nếu như trước đây, khi được hỏi Thừa phát lại là ai thì phần lớn người dân đều tỏ rõ sự ngỡ ngàng. 
Thế nhưng, chỉ sau một thời gian thí điểm, Thừa phát lại đã và đang chứng tỏ được rằng mình là “Người bạn đồng hành tin cậy” của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Hoạt động của Thừa phát lại đã góp phần tích cực bổ trợ cho hoạt động tư pháp và đáp ứng nhu cầu của người dân về một loại hình dịch vụ pháp lý mới, bước đầu khẳng định được một nghề. 
Bền bỉ “Chung tay góp phần xây dựng nông thôn mới”
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, bước sang năm 2014, phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được các tập thể, cá nhân trong Ngành nhiệt tình hưởng ứng. 
Nhiều Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố đã lựa chọn các xã thuộc các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để chỉ đạo, giúp đỡ trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ tiền, giống, vật nuôi, cây trồng; ủng hộ sách vở, vật dụng thiết yếu… 
Nhiều Sở Tư pháp, đơn vị trong ngành đã chọn các gia đình chính sách, các hộ neo đơn để tặng nhà, tặng tiền, trao “Mái ấm Tư pháp”. Những việc làm tưởng như chỉ là phong trào ấy khi được triển khai bằng nhiệt tâm của những người làm công tác tư pháp đều để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân. 
Nhìn lại một năm có thể thấy, 2014 ngành Tư pháp đã triển khai nhiều chính sách hướng đến người dân. Có những việc đã tạo nên dấu ấn cụ thể, có những việc mới là những khởi đầu. Tuy nhiên, điều chung nhất có thể dễ dàng nhìn thấy đó là ngành Tư pháp đang nỗ lực “vì dân” bằng những chính sách, những việc làm thiết thực, cụ thể. Cũng vì thế, càng ngày, công tác tư pháp càng ăn sâu, bám rễ và được nhân dân tin yêu, quý trọng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

THADS tỉnh Hải Dương linh hoạt, chủ động trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ

Các cơ quan THADS tỉnh Hải Dương tổ chức cưỡng chế thành công 48 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2025
(PLVN) - Trong bối cảnh, các cơ quan, đơn vị phải sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện chủ trương sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị cấp xã , gắn với nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Đại hội Đảng các cấp... các cơ quan THADS của tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Niềm tin vào “cuộc cách mạng” tinh gọn

Quang cảnh khai mạc Phiên họp thứ 44.
(PLVN) -  Những ngày này, cả nước đang hối hả thực hiện “cuộc cách mạng” thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Thời gian đã rất gấp gáp, khối lượng công việc khổng lồ, nên sự tin tưởng tuyệt đối chấp hành các đường lối, chủ trương, sự phối hợp nhịp nhàng, sự nỗ lực quyết tâm là vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm quốc tế: Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải: Doanh thu năm 2024 đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ

Khung cảnh về đêm của Trung tâm tài chính Thượng Hải. (Ảnh: VCG)
(PLVN) - Thượng Hải - cái nôi của ngành công nghiệp tài chính hiện đại của Trung Quốc, đang khẳng định tên tuổi của mình là một trong những trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) top 10 thế giới. Năm 2024, tổng doanh thu của thị trường tài chính Thượng Hải đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.