Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Cần thiết xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật

Cụm từ “văn hóa tuân thủ pháp luật” được đề cập trong Thông báo 108-KL/TW ngày 18/11/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, trong đó yêu cầu “đổi mới công tác PBGDPL và tập trung xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật”.

Vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật được Tổng Bí thư nêu ra trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; yêu cầu của Đảng, Nhà nước về đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu, bối cảnh đó, một trong những nhiệm vụ là bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, cần nghiên cứu, làm rõ nội hàm và tiêu chí xây dựng, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật.

Theo Cục PBGDPL&TGPL, thời gian qua hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, dân trí ngày càng được nâng cao, công tác PBGDPL được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng, mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân nhận thức còn chưa cao, bản thân hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi vẫn còn một số bất cập. Một số văn bản pháp luật còn chồng chéo, thiếu nhất quán, chưa sát thực tế hoặc khó áp dụng, gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận, tuân thủ.

Đồng thời, việc xử lý vi phạm pháp luật ở một số nơi còn chưa nghiêm, thiếu kịp thời hoặc không triệt để, tạo ra cảm giác “nhờn luật”. Một số văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với đời sống xã hội cũng khiến việc tuân thủ, thực hiện gặp khó khăn trên thực tế. Hành vi vi phạm pháp luật trong một số cán bộ, công chức đã làm suy giảm vai trò nêu gương… Điều này ảnh hưởng đến niềm tin vào pháp luật. Do vậy, việc xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật là hết sức cần thiết.

Từ đó, Cục PBGDPL&TGPL đưa ra quan điểm, văn hóa tuân thủ pháp luật được hiểu là thói quen, lối sống, giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi được hình thành, duy trì và được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng, thể hiện thái độ tích cực và ý thức tự giác, chủ động của cá nhân, tổ chức trong thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật; đồng thời không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

Nhiều ý kiến đóng góp

Tại Hội thảo, TS Nguyễn Văn Cương (Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp) cho rằng, văn hóa tuân thủ pháp luật có thể định nghĩa là thói quen, lối sống được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng. Các cá nhân, tổ chức phải luôn có ý thức, chủ động, tự giác thực hiện đúng và đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ mà pháp luật quy định, đồng thời kiềm chế không làm những điều mà pháp luật cấm.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, tuân thủ pháp luật không đồng nghĩa thụ động tuân thủ. Văn hóa tuân thủ pháp luật trong điều kiện mới, trong kỷ nguyên mới, phải bao hàm cả khía cạnh tích cực tuân thủ pháp luật một cách tích cực, chủ động phát hiện ra những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật. Phải chủ động đề xuất, kiến nghị với cơ quan thẩm quyền việc thay đổi để pháp luật mang lại lợi ích tốt nhất cho sự phát triển chung của xã hội.

TS Cương nhấn mạnh, người dân không nên coi pháp luật là rào cản hay công cụ cưỡng chế thuần túy, mà phải xem đó là phương tiện, chuẩn mực điều chỉnh hành vi công bằng, khách quan. Hành vi tuân thủ pháp luật mang tính tự giác, chủ động, trách nhiệm. Nếu cá nhân là “đơn vị hạt nhân” thì cộng đồng chính là “bộ lọc và khuếch đại” văn hóa tuân thủ pháp luật, nơi các hành vi tuân thủ được khuyến khích, lan tỏa và thể chế hóa.

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, GS.TS Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho rằng, cần phải cắt nghĩa được giữa ý thức pháp luật, tuân thủ pháp luật và văn hóa tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật chỉ là một phần của văn hóa tuân thủ pháp luật.

PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (Nguyên Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp) cho rằng, biểu hiện của văn hóa tuân thủ pháp luật thông qua các yếu tố như: Đặc điểm tâm lý cá nhân (trình độ văn hóa, khí chất, nhu cầu, lợi ích, lòng tự trọng,…), văn hóa truyền thống…

GS.TS Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP HCM phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Hoàng Quý)

GS.TS Đỗ Văn Đại, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP HCM phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Hoàng Quý)

GS.TS Nguyễn Minh Đoan, Trường Đại học Luật Hà Nội, nhìn nhận văn hóa tuân thủ pháp luật là tình cảm không khoan dung với những hành vi vi phạm pháp luật; có thái độ đúng đối với pháp luật (không sợ hãi, không coi thường pháp luật), không tẩy chay, khích bác, cản trở những người tích cực tham gia các hoạt động pháp luật…

Kết thúc Hội thảo, TS Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL&TGPL nói, Hội thảo mong muốn được lắng nghe, chia sẻ ý kiến từ các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như những người làm công tác chuyên môn về thuật ngữ “Văn hóa tuân thủ pháp luật”. Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể hay kết luận nào về thuật ngữ này, mà chỉ là mới đưa ra để lấy ý kiến đóng góp. Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo nhằm lấy thêm nhiều ý kiến, từ đó đúc kết và đề xuất để cấp có thẩm quyền chính thức có các văn bản về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật.

Tại Hội thảo, cũng có ý kiến cho rằng, để tuân thủ pháp luật trở thành một nét văn hóa thì cần hội tụ nhiều yếu tố như: Cần xây dựng hệ thống luật pháp hoàn thiện, công khai, minh bạch, sát thực tế, phù hợp với lợi ích của đại đa số người dân, bảo đảm tính công bằng; tuyên truyền, GDPB kiến thức pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân một cách gần gũi, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ… Đặc biệt, người dân cũng cần nỗ lực để không ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức về pháp luật một cách đầy đủ…

Đọc thêm

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.

Nghệ An: Hơn 93% đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lưu động trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp và các cấp chính quyền tỉnh, công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Thanh Hóa: Đủ "Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa" cho Khu thương mại tự do tầm cỡ

Thanh Hóa: Đủ "Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa" cho Khu thương mại tự do tầm cỡ
(PLVN) - Vừa qua, với quyết tâm đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm kinh tế động lực của khu vực Bắc Trung Bộ, UBND tỉnh đã có buổi làm việc quan trọng với các chuyên gia và nhà đầu tư về đề án xây dựng Khu thương mại tự do (khu TMTD) tầm cỡ. Các bên đều thống nhất, Thanh Hóa đang hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi nhất để triển khai "siêu dự án" này.

PGS.TS Tô Văn Hòa: Việc tinh gọn bộ máy theo hướng không tổ chức cấp trung gian là bước đi quan trọng để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

TS Tô Văn Hòa. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Tô Văn Hòa,  Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia sáng 6/3. PGS.TS Tô Văn Hòa đề xuất nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 2013 liên quan đến các vấn đề tổ chức bộ máy theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Lấy ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng 3

Lấy ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng 3
(PLVN) - Thực hiện Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định về việc công khai danh sách cá nhân đề nghị Huân chương trên các phương tiện truyền thông thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, Bộ Tư pháp lấy ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng 3.

Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Trường Hà

Đoàn dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sáng ngày 03/3, Cụm thi đua Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc gồm : Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn tổ chức chương trình về nguồn tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó và dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.