Bộ Tư pháp: Nhiệm vụ trọng tâm là CCTTHC trong lĩnh vực quản lý

(PLO) - “Năm 2015 phải coi cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã nhấn mạnh như vậy trong phát biểu tại cuộc họp về công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp ngày hôm qua 25/12.
Cùng dự buổi làm việc nói trên có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cùng lãnh đạo nhiều Bộ, ngành liên quan.
Nhiều kết quả thiết thực
Nhìn lại 2 năm từ khi Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ theo dõi công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, mặc dù bộ máy kiểm soát TTHC thời gian đầu chuyển giao có nhiều xáo trộn nhưng theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng: “Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp với trách nhiệm được giao và quyết tâm thay đổi phương pháp, cách thức triển khai phù hợp nên công tác này tiếp tục được duy trì ổn định và đạt được nhiều kết quả thiết thực”. 
Bộ Tư pháp đã phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước trong công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC; việc xây dựng thể chế phục vụ công tác này đã cơ bản hoàn thành; tổ chức bộ máy đã được kiện toàn một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; việc kiểm soát quy định về TTHC ngày càng đi vào chiều sâu và gắn kết hơn với việc xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác cải cách TTHC cũng còn những tồn tại. Sau khi phân tích các nguyên nhân, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đề xuất một số nội dung, trong đó đề nghị Phó Thủ tướng xem xét phê duyệt Kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015, làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện; tăng cường vai trò và trách nhiệm Văn phòng Chính phủ với tư cách là cơ quan “gác cổng”, thẩm tra, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét, ban hành các văn bản, đề án, bảo đảm chỉ ban hành TTHC cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ nghiên cứu, thống nhất đầu mối quản lý việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông…
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết thêm: hiện Bộ Tư pháp đang xây dựng Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế, Bộ trưởng đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án này để tạo thuận lợi cho người dân khi chỉ cần đến một cửa công chứng sẽ giải quyết được 3 loại thủ tục. Bộ trưởng cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo bố trí đủ biên chế trước đây đã giao để thực hiện kiểm soát TTHC. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác cải cách TTHC.
Tiếp tục công khai, minh bạch thủ tục hành chính
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ, ngành đã đánh giá cao những kết quả Bộ Tư pháp đã đạt được trong công tác cải cách TTHC. Tuy nhiên, đại diện các Bộ cũng đề xuất nhiều vấn đề liên quan. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm, đơn giản hóa TTHC tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nên cho phép cơ quan đại diện ngoại giao tiếp nhận hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp để đảm bảo quyền lợi cho những người nước ngoài đã có đóng góp cho Việt Nam. 
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cùng chung đề nghị cần đẩy mạnh công tác truyền thông về cải cách TTHC; tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất trong triển khai thực hiện, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin. 
Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Nguyễn Chí Dũng thì nhấn mạnh cần có cơ chế để Bộ Tư pháp tham gia ngay từ đầu khi xây dựng văn bản, không chỉ là các luật mà còn cả với các thông tư đều cần có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. 
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Thuân đề nghị quan tâm tạo thuận lợi về thủ tục, cơ sở vật chất cho việc giám định hàm lượng chất ma túy; giám định trong các vụ án tham nhũng để đảm bảo việc xét xử kịp thời, đúng pháp luật.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp. Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, năm 2015 phải coi cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Về đề nghị của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, Phó Thủ tướng đồng ý cần có Chỉ thị của Chính phủ về vấn đề này. 
Để triển khai có hiệu quả công tác cải cách TTHC, Phó Thủ tướng yêu cầu từng Bộ, địa phương phải tự kiểm điểm, đánh giá và đề ra chương trình năm 2015 sát với nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương mình; Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường kiểm soát TTHC trong vai trò thẩm định; tiếp tục công khai, minh bạch, giải quyết kịp thời TTHC cho dân; tiếp tục cải cách TTHC trên các lĩnh vực Bộ quản lý như hộ tịch, cấp phiếu lý lịch tư pháp, giao dịch bảo đảm, thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài…
Trong việc thực hiện cải cách TTHC của Bộ Tư pháp, Bộ đã thực hiện đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực luật sư, hộ tịch, thi hành án dân sự, giao dịch bảo đảm. Năm 2013 Bộ Tư pháp là một trong các Bộ, ngành đứng đầu bảng xếp hạng về Chỉ số cải cách hành chính (5/19 Bộ, ngành); kết quả điều tra xã hội học về công tác cải cách hành chính theo chỉ số năm 2013 đạt 29,43 điểm, xếp thứ 7/19 Bộ.
Năm 2015 Bộ Tư pháp xác định sẽ tập trung cải cách một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân như thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp; các thủ tục liên quan đến công chứng; giao dịch bảo đảm; đào tạo, tuyển dụng; nhóm TTHC, quy định liên quan về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài…
(Trích Báo cáo tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp năm 2013-2014, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu năm 2015).

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.