Khi Bộ trưởng trăn trở sẻ chia nguyện vọng của dân

(PLO) - Cử tri Quảng Bình sẽ chẳng bao giờ quên người Đại biểu Quốc hội của mình, dù đã tuổi ngoài sáu mươi với trăm công nghìn việc vẫn vượt nắng mưa, đường sá xa xôi đến với bà con bằng hình ảnh một Bộ trưởng bình dị, đầy trách nhiệm và sẻ chia sâu sắc với từng ý kiến, nguyện vọng trong từng buổi tiếp xúc cử tri.
Một buổi chiều tháng 6/2014 nắng gắt, gió lồng lộng từ hướng biển vào thổi ràn rạt trên mái hội trường UBND xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, ông vẫn cần mẫn lắng nghe, ghi chép tỉ mỉ từng ý kiến của bà con dù trong hội trường rất chật và oi bức. Đó là một trong nhiều buổi tiếp xúc cử tri của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường – Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình trong 2 khóa XII và XIII.
Gần gũi, thân thiện là hình ảnh quen thuộc của Bộ trưởng Hà Hùng Cường mỗi lần xuống cơ sở và tiếp xúc cử tri
Gần gũi, thân thiện là hình ảnh quen thuộc của
Bộ trưởng Hà Hùng Cường mỗi lần xuống cơ  sở
 và tiếp xúc cử tri
Sẻ chia khốn khó cùng đồng bào
Đối với mảnh đất đầy nắng gió, bão bùng có chiều ngang hẹp nhất đất nước này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường luôn dành một tình cảm đặc rất biệt. Từ tháng 3/2003 đến tháng 8/2007, ông đã gắn bó sâu sắc với Quảng Bình trên cương vị Phó Bí thư  thường trực Tỉnh ủy, rồi Bí thư Tỉnh ủy. 
Trong thời gian hơn 4 năm công tác tại đây, Bộ trưởng đã có những đóng góp to lớn, lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, đưa Quảng Bình tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
Và nay, với cương vị là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ĐBQH khóa XIII, mỗi lần về tiếp xúc cử tri tại tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Hà Hùng Cường luôn được đồng bào chờ mong, chào đón bằng tình cảm quý mến và biết ơn nồng hậu nhất. Để đáp lại, dù bận trăm công nghìn việc của một người dẫn lái con tàu Tư pháp phát triển đi lên cùng đất nước, Bộ trưởng Hà Hùng Cường vẫn luôn dành cho đất và người Quảng Bình sự quan tâm đặc biệt. 
Còn nhớ, cơn bão Wutip có sức tàn phá khủng khiếp đổ bộ vào Quảng Bình cuối tháng 9/2013, đã đánh sập hoàn toàn 345 ngôi nhà, 156.517 ngôi nhà dân cùng hơn 550 trường học, công trình phúc lợi bị bão giật tốc mái. Bão cướp mất của Quảng Bình 8.069 tỷ đồng, mà theo ước tính, phải mất 5 năm cả tỉnh này mới có thể khắc phục lại được. Từ Thủ đô xa xôi, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã thay mặt cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc trước những tổn thất nặng nề về người và của mà bão gây ra đối với mảnh đất nghèo mà Bộ trưởng từng có nhiều năm công tác, gắn bó. Ngay lập tức, Bộ trưởng tổ chức phát động cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tham gia đóng góp, cứu trợ cho đồng bào Quảng Bình đang khốn khó vô cùng.
Và chỉ ít ngày sau, Bộ trưởng đã dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ vào với Quảng Bình. “Cuộc phát động đã thu được số tiền quyên góp lớn nhất trong lịch sử ngành Tư pháp. Những ngày sau bão, dù bận rất nhiều công việc nhưng anh, chị em trong ngành vẫn mong từng ngày, từng giờ để được đến với đồng bào Quảng Bình” - Bộ trưởng cho biết  và rồi ông đã đến tận từng hộ gia đình, trao tận tay người dân những món quà hỗ trợ là tình cảm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức ở Bộ Tư pháp san sẻ hoạn nạn với miền đất đầy nắng gió, bão mưa và những con người gan góc trong chiến tranh, kiên vững chống chọi với thiên nhiên qua mỗi đận thiên tai.
Tôi còn nhớ, khi Bộ trưởng đến thăm gia đình bác Nguyễn Thành Hồng ở một vùng quê nghèo ngoại ô TP.Đồng Hới  - một gia đình chính sách bị thiệt hại nặng, bác Hồng từ trong nhà đi ra ôm lấy Bộ trưởng, xúc động nói: “Quý hóa quá, xin chào Bộ trưởng!”. Chúng tôi hỏi sao bác lại biết là Bộ trưởng, bác Hồng trả lời: “Ơ! Cả Quảng Bình này ai mà không biết”. Và chúng tôi biết, hình ảnh về ông Bí thư Tỉnh ủy đầy trách nhiệm, uy tín, gương mẫu mà bình dị, gần gũi với đồng bào Quảng Bình cách đây 5 - 6 năm lại như trở về nguyên vẹn trong lòng bà con.
Khi Bộ trưởng thực hiện xong công tác cứu trợ thì cũng là lúc tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ tang tiễn đưa Vị tướng huyền thoại – Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ thiên thu trong lòng đất Mẹ. Sau khi dẫn đầu Đoàn Bộ Tư pháp thành kính dâng hương trong Lễ viếng được tổ chức tại UBND tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng đã quay về nơi đặt cuốn sổ tang được đặt trang trọng trong hội trường, hai dòng nước mắt lăn dài vì tiếc thương Đại tướng, Bộ trưởng xúc động viết:
“Kính thưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp!
Đoàn Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp đang có mặt hôm nay trên quê hương Đại tướng để sẻ chia những đau thương, mất mát mà nhân dân tỉnh nhà đã phải trải qua do cơn bão số 10 vừa mới gây ra.
Xin được dâng hương kính viếng Đại tướng, chia sẻ nỗi đau, nỗi mất mát to lớn của quê hương, đất nước, với Bác kính yêu – Người con ưu tú, người cộng sản kiên trung – Một trí tuệ vĩ đại, văn võ song toàn – Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Kính thưa Bác, với cháu một vinh dự lớn lao khi được gắn bó với quê hương Quảng Bình gần 4 năm rưỡi, được đón, tháp tùng Bác khi về thăm quê nhà lần cuối, được nghe Bác dặn dò chỉ bảo.
- Gương mẫu
- Đoàn kết
- Tư pháp là “ở đời và làm người”
- Bộ trưởng phải “dĩ công vi thượng”
Vẫn văng vẳng bên tai cháu và các đồng nghiệp ở Quảng Bình, Bộ Tư pháp.
Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Bác!…”.
Thế mới biết, tấm lòng dành cho Đại tướng và quê hương nơi Đại tướng sinh ra của Bộ trưởng to lớn, thiêng liêng biết nhường nào… Trước đó hơn nửa tháng, chính Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã trao tặng huyện Lệ Thủy 1,5 tỷ đồng để xây dựng nhà truyền thống huyện Lệ Thủy. Đây là số tiền mà Bộ trưởng đã kêu gọi từ các đơn vị tài trợ. Công trình hoàn thành sẽ có một phòng trang trọng để lưu giữ các hình ảnh, kỷ vật… của Đại tướng - người con ưu tú nhất của quê hương Lệ Thủy.
Cử tri tin tưởng gửi gắm
Từ 6h sáng sớm 2/12/2014, dù thời tiết ở Quảng Bình mưa to và rất lạnh, Bộ trưởng Hà Hùng Cường vẫn cùng các ĐBQH xuất phát từ TP.Đồng Hới vượt qua một quãng đường dài đến phường Quảng Phong, TX.Ba Đồn để tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII. 
Biết Đoàn ĐBQH về với địa phương mình hôm nay có Bộ trưởng, hàng trăm cử  tri ở TX.Ba Đồn đã có mặt chật kín cả hội trường với mong muốn chuyển tải những ý kiến của mình. Cử tri Trần Ngọc Thuỳnh bày tỏ: “Thời gian qua, Bộ trưởng cùng Đoàn ĐBQH đã nắm bắt sâu sát tâm tư, nguyện vọng của cử tri để kịp thời phản ánh với Quốc hội và đã được Quốc hội cùng các bộ, ngành chức năng quan tâm giải quyết. Nhờ đó, vai trò của Đoàn ĐBQH cùng cá nhân Bộ trưởng trong Kỳ họp thứ 8 vừa qua được khẳng định rất rõ ràng”.
Cũng như những lần tiếp xúc trước, khi cử tri phát biểu ý kiến trình bày chưa rõ vấn đề, Bộ trưởng Hà Hùng Cường tranh thủ giờ nghỉ giải lao tìm cử tri đó để nắm bắt thêm cho rõ ràng hơn. Lần này, ông Nguyễn Văn Nhơn (cử tri xã Quảng Thuận) đang đứng bên hành lang hội nghị thì Bộ trưởng đến bắt tay và nói: “Chào bác! Lúc nãy bác trình bày chưa rõ vấn đề, bác có thể cho tôi xem thêm về các giấy tờ liên quan và trình bày thêm cho tôi nắm được không?”. Ông Nhơn có ý kiến phản ánh tại hội nghị tiếp xúc rằng, dự án QL1 qua nhà mình, công tác đền bù còn nhiều điểm bất hợp lý và việc thi công gây hư hỏng nhà dân. Trình bày xong với Bộ trưởng, ông Nhơn hồ hởi khoe với chúng tôi: “Thật vinh dự quá! Không ngờ Bộ trưởng lại gần gũi, nhẹ nhàng và lắng nghe dân đến như vậy”.
Quả thực, dù được cùng Bộ trưởng đi tiếp xúc cử tri ở rất nhiều huyện, thị khác nhau nhưng dù ở địa bàn nào, vấn đề cử tri ra sao thì chúng tôi vẫn có cảm giác rằng Bộ trưởng đặt mình vào vị trí của cử tri, để tìm hướng giải quyết vấn đề sao cho thấu tình, đạt lý, coi trọng quyền lợi, tâm tư của dân. Theo Bộ trưởng, để làm tròn nhiệm vụ người ĐBQH, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cũng không đơn giản. Ngoài cái tâm, lòng nhiệt tình thì phải có bản lĩnh và có tầm. Cái tầm đó được đúc kết từ vốn kiến thức, hiểu biết và sự gần gũi, tường tận được cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của bà con từng vùng miền.
Khi tiếp xúc cử tri, dân phản ánh rất nhiều việc, Bộ trưởng cùng Đoàn ĐBQH làm việc cật lực để nhanh chóng nhận được ý kiến rồi phân loại. Ý kiến nào của dân liên quan đến chính quyền cùng các sở, ban, ngành địa phương, Bộ trưởng đề nghị cơ sở giải quyết sớm cho bà con. Ý kiến nào thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương thì Bộ trưởng cùng Đoàn sẽ tham gia trên diễn đàn Quốc hội và đề nghị sau kỳ họp cho hồi âm, để trở về giải đáp cho dân. Bằng cách làm này, công tác tiếp xúc cử tri của Bộ trưởng và Đoàn ngày càng có hiệu quả, buổi nào cũng thu hút rất đông bà con tham gia.
Tùy vào các vụ việc cụ thể tại địa bàn nơi tiếp xúc mà Bộ trưởng cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình yêu cầu đại diện các sở, ngành ở tỉnh này cùng có mặt để kịp thời lắng nghe, giải thích cho các cử tri. Đầu tháng 12 vừa qua, tại xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, trước đông đảo cử tri, Bộ trưởng nhắc nhở các lực lượng liên quan rằng: “Nhiều ý kiến của bà con là kiến nghị kéo dài và tôi cảm nhận được sự bức xúc ít nhiều qua cách trình bày của bà con. Tôi mong muốn các vấn đề cử tri nêu đúng thì lãnh đạo tại địa phương và các sở, ngành có liên quan phải giải quyết ngay cho dân. Còn nếu kiến nghị sai thì các đồng chí cũng phải giải thích cho bà con thấu hiểu mà yên lòng…”.
Chính sự chân thành, giản dị, cách ứng xử tự nhiên và chu đáo đó của Bộ trưởng với cử tri đã để lại trong lòng bà con sự kính nể và niềm tin tưởng tuyệt đối với Bộ trưởng khi gửi gắm những ý kiến tâm nguyện của mình.
Bộ trưởng khẳng định rằng: “Quốc hội đang ngày càng thực hiện đầy đủ hơn quyền năng của mình. Đó là quyền năng được nhân dân tin tưởng trao cho. Được gặp gỡ, tiếp xúc với bà con Quảng Bình rất thật thà, chất phác, tốt bụng, tôi càng muốn lắng nghe, trân trọng để chia sẻ sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng và cố gắng đại diện cho bà con. Đó là trọng trách lớn!”. 

Đọc thêm

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.