Gương sáng Pháp luật

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

NHCSXH tỉnh Quảng Bình tổ chức giao dịch định kỳ tại Điểm giao dịch xã

Tiếp sức những hoàn cảnh khó khăn

Tỉnh Quảng Bình, nằm trải dài ở nơi hẹp nhất của miền Trung, luôn phải đối mặt với sự khắc nghiệt và thử thách của thiên nhiên. Song với ý chí kiên cường và nghị lực phi thường, người dân nơi đây không ngừng vươn lên làm chủ quê hương. Đặc biệt, từ khi thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội, đời sống người dân nghèo đã có những cải thiện đáng kể.

Nhờ triển khai tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, hoạt động tín dụng chính sách tại Quảng Bình đã tạo nên những chuyển biến tích cực, đóng góp thiết thực vào các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 6,52% xuống còn 4,05% so với năm 2022; 89/128 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ mặt vùng núi cao, miền biển xa cũng có nhiều khởi sắc, kinh tế nông nghiệp tăng trưởng đồng đều, đời sống nông dân cải thiện rõ rệt.

Thành quả này là nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, sự triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách của UBND tỉnh, đến sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương.

Trong 10 năm qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đã tham mưu đắc lực cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW đến cán bộ chủ chốt các cấp và ban hành các kế hoạch thực hiện kịp thời. Đồng thời, công tác tuyên truyền được thực hiện sâu rộng, tạo sự đồng thuận cao từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp.

Theo ông Trần Văn Tài, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị, tín dụng chính sách tại địa phương đã đạt nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy, chính quyền các cấp thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo để bảo đảm cho vay đúng đối tượng. Ngành Tài chính cũng ưu tiên bổ sung nguồn vốn và hỗ trợ thiết bị làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên toàn tỉnh.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ và các giải pháp đồng bộ, tín dụng chính sách ở Quảng Bình đã trở thành công cụ đắc lực giúp người dân nghèo cải thiện cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đưa tỉnh trở thành điểm sáng trong công tác giảm nghèo bền vững.

Đến nay, nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang chi nhánh NHCSXH để bổ sung cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đạt 220,9 tỷ đồng, tăng 204,3 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW. Nguồn vốn này góp phần nâng tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại Quảng Bình lên 5.346 tỷ đồng, tăng 3.169 tỷ đồng so với 10 năm trước, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm.

UBND của 9 huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh đều trích ngân sách hàng năm để chuyển sang NHCSXH, phục vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, TP Đồng Hới đóng góp 15,6 tỷ đồng, các huyện Lệ Thủy và Quảng Trạch lần lượt là 14,6 tỷ đồng và 14,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, UBND tại 151 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với NHCSXH để mở các Điểm giao dịch xã, đồng thời bố trí lực lượng an ninh đảm bảo các phiên giao dịch định kỳ diễn ra nhanh chóng, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách hiệu quả.

Tạo sức bật hiệu quả

Triển khai phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội và mạng lưới 2.215 Tổ Tiết kiệm và vay vốn trên toàn tỉnh, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình đã trở thành cầu nối vững chắc, chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng. Những dòng vốn chính sách đã được khơi thông, tạo cơ hội để Quảng Bình vươn lên phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng no đủ, hạnh phúc.

Nguồn vốn ưu đãi đã giúp nhiều hộ dân tỉnh Quảng Bình phát triển thành công mô hình kinh tế

Tại xã miền núi nghèo Hóa Hợp, huyện Minh Hóa, chính quyền và cấp ủy địa phương, sau khi học tập và quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW, đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn sử dụng vốn vay chính sách để chuyển đổi đất canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Gia đình chị Cao Thị Hà là một ví dụ điển hình. Với hai lần vay vốn chính sách, chị đã đầu tư trồng 250 trụ cây thanh long, xây chuồng trại nuôi lợn bản địa, và đào ao nuôi cá. Trên mảnh đất hoang hóa ngày nào, chị Hà đã gây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại thu nhập hơn 150 triệu đồng mỗi năm, thay đổi hoàn toàn cuộc sống gia đình.

Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, tín dụng chính sách đã thực sự đi sâu vào cuộc sống tại Quảng Bình, tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sự đồng thuận cao trong công tác huy động, tập trung nguồn lực đã không chỉ gia tăng hiệu quả hoạt động của NHCSXH mà còn mở ra cơ hội vươn lên sản xuất, giảm nghèo bền vững cho hàng nghìn hộ dân.

Trong hành trình 10 năm qua, nguồn vốn chính sách đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân để đầu tư phát triển sản xuất, giúp hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Kết quả, 45.600 hộ đã vượt qua ngưỡng nghèo; 4.600 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập; gần 42.000 lao động được tạo việc làm ổn định; và 195.000 công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp chuẩn được xây dựng, nâng cấp. Đặc biệt, hơn 6.200 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã có nhà ở kiên cố, đảm bảo an toàn.

Hành trình tín dụng chính sách vì an sinh xã hội tại Quảng Bình đã bước sang năm thứ 22. Người dân nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng đặt niềm tin vững chắc vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian tới, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, huy động tối đa các nguồn lực, đảm bảo dòng vốn đến đúng đối tượng và địa chỉ thụ hưởng. Mục tiêu là không chỉ phát triển kinh tế, mà còn mang lại những giá trị bền vững trên miền quê “lưng tựa Trường Sơn, mắt nhìn Đông Hải”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.