Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá cao sự phối hợp giữa Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Bộ Tư pháp trong thực hiện kịp thời các công tác liên quan đến xây dựng pháp luật. Một trong dấu ấn của sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan là việc tham mưu giúp Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kịp thời triển khai có hiệu quả tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới mạnh mẽ tư duy lập pháp; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các dự án được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua.

Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu.

Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu.

Đồng chí nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Vì vậy, đồng chí mong muốn Bộ Tư pháp, các cơ quan Chính phủ tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật, các cơ quan Quốc hội để bảo đảm chất lượng của các dự án Luật, Nghị quyết. Cùng với đó tiếp tục tham mưu giúp Quốc hội, Chính phủ tổ chức hội nghị triển khai Luật, Nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Đồng chí cũng khẳng định, Ủy ban Pháp luật nói riêng và các cơ quan Quốc hội nói chung sẽ đồng hành cùng Bộ Tư pháp trong việc giám sát, triển khai thực hiện Nghị quyết; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, để pháp luật đi vào cuộc sống.​

Thông tin về một số kết quả nổi bật mà tỉnh đạt được trong năm vừa qua, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh đánh giá cao sự đóng góp của ngành Tư pháp trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các VBQPPL tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch.

Trong công tác THADS, với sự gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của các vụ việc nhưng tỉnh đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Để đạt được kết quả đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo công tác THADS với nhiều cách làm mới: kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các vụ việc lớn, khó khăn, vướng mắc; huy động hệ thống chính trị phát huy trách nhiệm trong công tác THADS; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ko để xảy ra điểm nóng, tăng cường phối hợp trong cưỡng chế vụ việc phức tạp; chỉ đạo Cục THADS tỉnh tăng cường quản lý điều hành, siết chặt kỷ luật kỷ cương, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Chấp hành viên, duy trì tổ công tác chuyên môn; tăng cường kiểm tra toàn diện, chuyên đề kịp thời phát hiện thiếu sót…

Thời gian tới, Lãnh đạo tỉnh đề xuất Bộ Tư pháp nghiên cứu sửa đổi Luật THADS theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thi hành án, số hóa hồ sơ, quy định rõ trách nhiệm các cơ quan; nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh thủ tục đấu giá tài sản thi hành án; đề nghị Bộ Tư pháp làm việc Bộ Công an cập nhật kịp thời một số trường dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Là một trong những địa phương “điểm sáng” trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thanh Bình chia sẻ thời gian qua tỉnh đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong thực hiện chuyển đổi số; chỉ đạo quyết liệt cơ quan Tư pháp tỉnh hoàn thiện các bộ dữ liệu. Lãnh đạo tỉnh mong muốn Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong công tác kết nối, liên thông đồng bộ dữ liệu với địa phương để thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và thuận lợi cho người dân trong thực hiện các thủ tục.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú.

Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú cho rằng, cần tập trung hoàn thiện, trình Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi). Trong đó quy định rõ, cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng chính sách và soạn thảo VBQPPL vừa chặt chẽ vừa linh hoạt để phản ứng kịp thời trước sự thay đổi của kinh tế - xã hội; có sự phân biệt giữa lập pháp và lập quy; xây dựng chính sách rõ ràng, khả thi, đúng thẩm quyền, bám sát thực tiễn và được đánh giá tác động đầy đủ, cụ thể, thực chất.

Bên cạnh đó, Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) cũng sẽ quy định rõ về giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật ở cả góc độ nội dung, thẩm quyền, hình thức nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích dám nghĩ, dám làm trong thực tiễn; đồng thời hạn chế việc sửa đổi, bổ sung pháp luật ko cần thiết, đảm bảo sức sống và tính ổn định của pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Về đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, đồng chí mong muốn đội ngũ này tiếp tục tham mưu, đề xuất sửa đổi các VBQPPL để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đồng chí cũng đề xuất các đơn vị tham mưu xây dựng luật hoặc nghị quyết của Quốc hội để quy định nguyên tắc sửa đổi, trình tự sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành có liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy và có cơ chế để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.​

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bạch Quốc An.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bạch Quốc An.

Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng Hạnh.

Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng Hạnh.

Ngoài ra, Hội nghị cũng được nghe nhiều kiến nghị, đề xuất từ các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các địa phương. Nhân dịp này, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà đã phát động phong trào thi đua năm 2025.

Đọc thêm

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng chế định luật sư công: Cần thiết để đi “đường dài” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một góc dự án South Fork. (Ảnh: LP)
(PLVN) - Những rủi ro, tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và đã có một số nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam. Việc Bộ Tư pháp được giao thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện này là kịp thời nhưng để đi được đường dài, chúng ta cần tính đến việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế luật sư công, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế.