Thực hiện hiệu quả việc lấy ý kiến sẽ đảm bảo tính khả thi của Bộ luật Dân sự

Thực hiện hiệu quả việc lấy ý kiến sẽ đảm bảo tính khả thi của Bộ luật Dân sự
(PLO) - Chiều qua (5/1), Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu chỉ đạo buổi lễ.
Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Huy động trí tuệ của Nhân dân
Công bố Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của Nhân dân trong việc góp ý vào nội dung Dự thảo BLDS sửa đổi, bảo đảm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của Nhân dân. 
Nghị quyết còn nêu rõ, thời gian lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo BLDS sửa đổi bắt đầu từ ngày 5/1/2015 và kết thúc vào ngày 5/4/2015. Sau thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân tiếp tục góp ý kiến về Dự thảo BLDS sửa đổi thì gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 20/9/2015 theo địa chỉ 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc theo hộp thư điện tử: boluatdansu@moj.gov.vn. Các ý kiến góp ý của Nhân dân sẽ được nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý Dự thảo BLDS sửa đổi trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Công bố Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo BLDS sửa đổi ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 2/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ cho biết, Quyết định khẳng định việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo BLDS sửa đổi phải bám sát nội dung Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 và đây cũng phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong quý I năm 2015. 
Dự thảo BLDS sửa đổi được đăng toàn văn trên Báo Nhân dân, Trang thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Nội dung lấy ý kiến về Dự thảo BLDS sửa đổi gồm: Quy định chung; quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; điều khoản thi hành; kỹ thuật trình bày các quy định của BLDS, trong đó tập trung vào các vấn đề trọng tâm được xác định kèm theo Kế hoạch.
Cũng theo ông Thụ, Quyết định yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến về các nội dung trên, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung lấy ý kiến liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành mình và những vấn đề mà Bộ, ngành quan tâm. Việc lấy ý kiến được thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác.
Sửa đổi cơ bản và toàn diện
Giới thiệu những nội dung cơ bản của Dự thảo BLDS sửa đổi và các vấn đề trọng tâm xin ý kiến Nhân dân, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nêu bật mục tiêu sửa đổi BLDS lần này là xây dựng BLDS thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao dịch dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành. 
Một trong những quan điểm chỉ đạo đáng chú ý là xây dựng Dự thảo BLDS sửa đổi “thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, có tính khái quát, dự báo và khả thi để bảo đảm sức sống, tính ổn định, kéo dài hàng thập niên của Bộ luật…” – Bộ trưởng nhấn mạnh
Phạm vi sửa đổi, bổ sung BLDS lần này được xác định là cơ bản và toàn diện. Trên cơ sở phạm vi sửa đổi như vậy, Dự thảo BLDS sửa đổi có tổng số 712 điều, được bố cục thành 6 phần, 26 chương. So với BLDS năm 2005, Dự thảo BLDS sửa đổi giữ nguyên 265 điều, sửa đổi 298 điều, bổ sung 176 điều, bãi bỏ 147 điều. Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã giới thiệu những nội dung chủ yếu của Dự thảo sửa đổi, trong đó nhấn mạnh vào một số điểm mới của lần sửa đổi này. 
10 vấn đề trọng tâm xin ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi
10 vấn đề trọng tâm xin ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo BLDS sửa đổi bao gồm: về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; về quyền nhân thân; về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; về hình thức sở hữu; về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; về thời hiệu. Trong nội dung của từng vấn đề trọng tâm (tại Phụ lục 3 kèm theo Kế hoạch của Chính phủ) đã phân tích cụ thể những luận cứ của mỗi loại ý kiến còn khác nhau một cách khách quan để Nhân dân xem xét, lựa chọn, góp ý kiến.
Một trong những trọng tâm đáng chú ý là quy định về lãi suất cho phép trong hợp đồng vay tài sản. Theo Dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất nâng mức lãi suất thỏa thuận cho phép lên so với mức trước đây. Cụ thể, các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đối với loại vay tương ứng, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trong khi đó, theo BLDS hiện hành, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, hiện có hai loại ý kiến về quy định lãi suất. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với quy định của Dự thảo Bộ luật là nâng mức lãi suất thỏa thuận cho phép lên nhưng không vượt quá 200% lãi suất của NHNN. Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định một mức lãi suất trần cụ thể trong BLDS, không sử dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố làm lãi suất tham chiếu, đồng thời quy định nguyên tắc, thẩm quyền thay đổi mức lãi suất cụ thể này khi cần thiết.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: 
Đảm bảo sự công khai, tính minh bạch, khoa học và tiết kiệm
“Để việc tổ chức lấy ý kiến được tiến hành rộng rãi đến các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bảo đảm chất lượng, tiến độ, tránh hình thức cũng như đảm bảo sự công khai, tính minh bạch, khoa học và tiết kiệm, tôi lưu ý 6 vấn đề sau đây:
Một là, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND và HĐND các địa phương nghiêm chỉnh, khẩn trương thực hiện Nghị quyết 857 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kế hoạch 01 của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo BLDS sửa đổi. Sau buổi lễ này, các Bộ, ngành, địa phương phải tổ chức quán triệt.
Thứ hai, các cơ quan tư pháp là bộ máy trực tiếp áp dụng các quy định của Bộ luật để giải quyết các việc dân sự nên đề nghị TANDTC, VKSNDTC tổ chức lấy ý kiến trong toàn ngành về Dự thảo BLDS sửa đổi. Ý kiến góp ý của các cơ quan Tòa án, Kiểm sát là đặc biệt quan trọng.
Thứ ba, đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với Dự thảo BLDS sửa đổi. Chúng tôi cũng đề nghị Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát huy vai trò, huy động các thành viên tham gia tích cực vào quá trình lấy ý kiến. 
Thứ tư, đề nghị các cơ quan thông tin truyền thông có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các nội dung Dự thảo BLDS sửa đổi để kịp thời phục vụ cho việc đóng góp ý kiến của Nhân dân và đăng tải các ý kiến đóng góp của Nhân dân về Dự thảo BLDS với các hình thức và thời lượng phù hợp. Phải làm sao để Nhân dân hiểu, biết và góp ý, nhất là với các vấn đề trọng tâm đã được Bộ trưởng Hà Hùng Cường giới thiệu.
Thứ năm, lấy ý kiến thì dễ rồi, nhưng quan trọng là tổng hợp đầy đủ, chính xác những ý kiến đóng góp. Vì vậy, yêu cầu Cơ quan chủ trì soạn thảo - Bộ Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc ý kiến của Nhân dân để hoàn thiện Dự thảo BLDS sửa đổi; công bố công khai việc tiếp thu, giải trình. 
Thứ sáu, về phương pháp, hình thức lấy ý kiến cũng rất quan trọng, qua kinh nghiệm của nhiều lần lấy ý kiến Nhân dân trước đây, chúng ta cần có cách làm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh trùng lắp, không in ấn quá nhiều giấy tờ, tài liệu không cần thiết. Cần phát huy hiệu quả của các phương pháp truyền thông qua mạng internet, qua hệ thống phát thanh, truyền hình... Đặc biệt, việc lấy ý kiến phải phù hợp với từng đối tượng như người dân, các nhà khoa học pháp lý, các nhà quản lý...
Việc lấy ý kiến Nhân dân vào Dự thảo BLDS sửa đổi được thực hiện tốt, hiệu quả thì tính khả thi sẽ cao, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN...”.

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.