Sửa đổi Bộ luật Dân sự: Gỡ “điểm nghẽn”, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển

Sửa đổi Bộ luật Dân sự: Gỡ “điểm nghẽn”, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển
(PLO) -Sau 8 năm thi hành, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, BLDS cũng đã phát sinh nhiều bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để giải quyết các “điểm nghẽn”, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.
“Luật gốc” của nhiều luật chuyên ngành
Về vai trò của BLDS năm 2005 đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, PGS.TS Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho biết, BLDS đã quy định rõ phạm vi điều chỉnh của mình là “quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.
Nhà làm luật cũng thể chế hóa đầy đủ và cụ thể phạm vi điều chỉnh này vào trong các chế định của BLDS bảo đảm bao quát được tương đối đầy đủ phạm vi các quan hệ thuộc lĩnh vực tư - các quan hệ có bản chất chung là được xác lập, thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một thành tố quan trọng. 
“BLDS thực sự đã trở thành luật nguyên tắc của các luật khác như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Đấu thầu…” – ông Huệ nhấn mạnh
Cũng theo ông Huệ, BLDS đã quy định những nguyên tắc cơ bản về pháp nhân và đại diện tạo nền tảng pháp lý quan trọng trong quy định địa vị pháp lý của pháp nhân nói chung, doanh nghiệp nói riêng, góp phần “hiện thực hóa” vai trò chủ thể của doanh nghiệp trong tham gia các quan hệ dân sự, thương mại. BLDS còn cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN thông qua việc ghi nhận chế độ sở hữu, các hình thức sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu; hoàn thiện thêm một bước các quy định về quyền của các chủ thể đối với tài sản của người khác, trong đó có quyền sử dụng đất. 
Những quy định trong BLDS về các vấn đề liên quan đến tài sản và quyền sở hữu là hết sức cần thiết vì sở hữu luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của nền kinh tế nói chung, của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. 
Ngoài ra, chỉ khi nào doanh nghiệp cũng như các chủ thể quan hệ dân sự khác được công nhận và bảo hộ các quyền tài sản, trong đó có quyền sở hữu thì họ mới yên tâm sản xuất, kinh doanh làm giàu cho mình và cho xã hội. BLDS còn đề cao nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, sự an toàn về mặt pháp lý cho các chủ thể trong các quan hệ dân sự, thương mại. Nhờ có các quy định có tính chất nền tảng này mà các quan hệ thị trường mới có thể phát sinh, tồn tại và phát triển một cách thuận lợi và bền vững…
Không tạo ra “bẫy” trong giao dịch dân sự
Tuy nhiên, trước đòi hỏi của công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng, BLDS hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền; chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu là luật chung của hệ thống luật tư; còn thiếu vắng những quan điểm lý luận có tính hệ thống về việc phân định quyền tài sản; chưa có sự đồng bộ trong kết cấu và quy định về nội dung giữa các phần, chế định của Bộ luật dẫn tới các chủ thể quan hệ dân sự khó tra cứu, áp dụng luật.
Một trong những định hướng sửa đổi cơ bản theo quan điểm của ông Huệ là việc sửa đổi BLDS chỉ nên quy định các nguyên tắc đặc trưng của quan hệ tư, luật tư, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc thiện chí, trung thực; nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự; nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp; nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền dân sự. 
“Không quy định các nguyên tắc có thể dẫn tới áp dụng pháp luật không thống nhất, tạo ra “bẫy” trong tuyên bố giao dịch vô hiệu như nguyên tắc tuân thủ pháp luật” – ông Huệ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Huệ cho rằng, BLDS hiện hành quy định tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm là không hợp lý và không phù hợp với thực tế, vì bên bảo đảm có thể sử dụng tài sản của người thứ ba làm vật bảo đảm nếu được chủ sở hữu đồng ý và đây là trường hợp diễn ra tương đối phổ biến. Hơn nữa, có một khối lượng tài sản lớn thuộc sở hữu của Nhà nước đang được giao cho các cơ quan, doanh nghiệp hoặc cá nhân quản lý, sử dụng, khai thác, hưởng hoa lợi và các tài sản này cũng nên được sử dụng làm tài sản bảo đảm khi cần thiết. 
Quy định này hạn chế quyền của các chủ thể và làm mất tính linh hoạt của các giao dịch dân sự. Đồng thời, BLDS chưa có quy định nhất quán về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận cầm cố tài sản hoặc bên nhận thế chấp tài sản với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; BLDS chưa tạo cơ chế cho chủ nợ có bảo đảm thực thi tốt nhất quyền xử lý đối với tài sản bảo đảm trong thời gian nhanh nhất, nhằm giải phóng nợ xấu.
Để khắc phục những bất cập trên, ông Huệ kiến nghị, BLDS cần đề cao quyền theo đuổi, quyền truy đòi của bên nhận cầm cố, thế chấp theo đó trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo đảm, thì bên nhận thế chấp cần được quyền tiếp cận, thu hồi và xử lý tài sản đó, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác như pháp luật của các nước. 
Không những thế, cần xác định nhất quán nguyên tắc trong xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cũng như áp dụng thủ tục rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm theo hướng tòa án cho phép xử lý tài sản bảo đảm ngay khi có đủ hai căn cứ: hợp đồng bảo đảm hợp pháp và bên vay không có khả năng trả nợ theo đúng cam kết.

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.