Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Học viện Tư pháp

Bộ trưởng tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Học viện Tư pháp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Bộ trưởng tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Học viện Tư pháp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(PLO) - Hôm qua (20/11), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đông đảo học viên… đã tới dự Lễ kỷ niệm và chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Học viện Tư pháp. 
Ông Nguyễn Thái Phúc, Giám đốc Học viện Tư pháp vui mừng cho biết, năm 2014 là năm rất có ý nghĩa đối với Học viện Tư pháp bởi đây là năm Học viện triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp. 
Cũng từ cuối năm 2013, Học viện chuyển về trụ sở mới khang trang tại số 9 Lê Đức Thọ kéo dài, nay là phố Trần Vỹ, Cầu Giấy, Hà Nội. Cơ sở Học viện Tư pháp tại TP.Hồ Chí Minh cũng đã được phê duyệt dự án xây dựng trụ sở mới tại 180bis Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức. Đây là những bước ngoặt trong lịch sử Học viện, mở ra một trang mới với rất nhiều điều kiện thuận lợi về thể chế, cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và các lĩnh vực công tác khác. 
Cũng theo Giám đốc Học viện Tư pháp, chỉ tính riêng năm 2014 này, Học viện đã và đang đào tạo tổng số 3.400 học viên, trong đó có 496 học viên Thẩm phán, 1.509 học viên Luật sư, 296 học viên Chấp hành viên, 697 học viên Công chứng viên, 124 học viên Đấu giá viên. So với kế hoạch đề ra, Học viện đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đào tạo, riêng chỉ tiêu đào tạo Luật sư, Công chứng viên tăng lên đáng kể. 
Đặc biệt, sau 6 năm gián đoạn, năm 2014, VKSNDTC đã tiếp tục gửi học viên tới Học viện để đào tạo Kiểm sát viên. “Những kết quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất là sự đóng góp công sức, trí tuệ của đội ngũ giảng viên, trong đó có lực lượng hùng hậu các giảng viên kiêm chức của Học viện” – ông Nguyễn Thái Phúc khẳng định.  
Nồng nhiệt chúc mừng những thành tựu mà Học viện Tư pháp đã đạt được trong năm 2014 cũng như trong những năm gần đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định: “Kết quả đào tạo và các mặt công tác của Học viện đã có nhiều khởi sắc”. 
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Cùng với việc Hiến pháp  2013 bổ sung những nguyên tắc rất mới, rất quan trọng đối với hoạt động tư pháp của đất nước, nhất là nguyên tắc xét xử phải bảo đảm tranh tụng, tại Kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội cũng sẽ thông qua Luật Tổ chứcTAND, Luật Tổ chức VKSND, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, rồi tới đây, các Bộ luật Tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính cũng sẽ được nghiên cứu sửa đổi thì sứ mệnh, nhiệm vụ mà  Đảng, Nhà nước, Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tư pháp giao cho Học viện sẽ rất lớn”. 
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý, để thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp, đáp ứng được yêu cầu mà  Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân giao phó, có rất nhiều việc lớn đang đòi hỏi, thúc ép sự chủ động, nỗ lực nhiều hơn nữa từ mỗi cán bộ, giảng viên, học viên Học viện Tư pháp. Trước những cơ hội và thách thức lớn đó, Bộ trưởng mong muốn Học viện Tư pháp “nhanh chóng vươn lên đỉnh cao, hoàn thành sứ mệnh trở thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”. 
Trước đó, vào chiều 19/11, Cơ sở Học viện Tư pháp tại TP.Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam với sự tham dự và chúc mừng của  Lãnh đạo Cục Công tác phía Nam của Bộ Tư pháp, đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, lãnh đạo Sở Tư pháp, Giám đốc Học viện cùng toàn thể cán bộ, giảng viên của Cơ sở Học viện tại TP.Hồ Chí Minh. 
Cũng trong ngày hôm qua (20/11), Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với sự tham dự của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức và người lao động toàn trường. Gửi lời chúc mừng tới các thầy giáo, cô giáo đã và đang tham gia giảng dạy tại Đại học Luật Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội trân trọng ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những đóng góp không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, giảng viên cho sự phát triển của nhà trường trong suốt những năm qua.

Tin cùng chuyên mục

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đọc thêm

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.