NS Phan Huỳnh Điểu mất 12 năm để hoàn thành “Bóng cây Kơ - nia“

(PLO) - Trong tổ ấm của mình ở khu cư xá Bắc Hải, căn phòng đọc sách của nhạc sĩ hướng ra ban công đầy hoa. Trên bàn làm việc có chồng chồng, xấp xấp những bài thơ của bạn bè, người hâm mộ gửi với mong muốn được ông phổ nhạc. Ở đó, ông đọc sách, đọc thơ, viết nhạc và thư giãn bằng cách chăm sóc hoa. Tại thư phòng ấy, ông ngồi dí dỏm kể chuyện mình, nói chuyện đời…
NS Phan Huỳnh Điểu trong đêm nhạc mừng thọ 90 tuổi.
NS Phan Huỳnh Điểu trong đêm nhạc mừng thọ 90 tuổi. 
12 năm mới hoàn thành tác phẩm “Bóng cây Kơ -nia”­­
Nhạc sĩ vừa trải qua những đêm nhạc mừng thọ 90 tuổi tại TP.HCM và quê nhà – Đà Nẵng, ở tuổi này, những hoạt động âm nhạc như thế có ảnh hưởng đến sức khỏe nhạc sĩ không?
- Tôi vừa từ Đà Nẵng về, vẫn khỏe khoắn ngồi đây trò chuyện. Có lẽ vui quá nên… quên mệt. Ở TP.HCM thì đêm nhạc hoành tráng, bài bản. Ở Đà Nẵng thì đa phần là “cây nhà lá vườn”, ngồi với nhau, hát cho nhau nghe. Nhưng ở đâu tôi cũng thấy vui, ấm áp vì cái tình mà mọi người, mà quần chúng dành cho mình. Cảm động lắm, cứ thấy mình như sống lại thời trai trẻ vậy.
Người ta nói, thời trai trẻ nhạc sĩ sôi nổi lắm, và… yêu cũng nhiều lắm?
- Ồ, nghệ sĩ phải biết yêu, phải biết rung động thì tác phẩm âm nhạc mới có hồn, mới dạt dào cảm xúc. Nhưng nói yêu nhiều thì… hơi quá. Thuở trai trẻ, tôi cũng yêu người này, người khác, cũng có mối tình hẹn hò, cũng có gió thoảng mây bay. Nhưng nghệ sĩ khác người thường ở chỗ, biết tưởng tượng, biết khơi dậy cảm xúc của mình. Có những thời điểm tôi đâu có yêu ai. Có những thời điểm vợ mình đang ở bên mình, thế mà vẫn phổ thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ, yêu và thương sâu hơn…” nghe da diết cứ như là đang chịu nỗi nhớ nhung cách xa người thương vậy. Như bài hát “Em như áng mây” mới đây của tôi, phổ thơ Trương Nam Chi, chẳng lẽ ở tuổi 90 này còn yêu đương nhớ nhung nữa hay sao? 
Những lúc sáng tác là mình đang sống lại cảm xúc của mình cái thuở thanh niên, những ngày tháng say đắm của tình yêu thời trẻ đấy. Nhiều người hỏi tôi, mỗi lần phổ những bài thơ tình thành nhạc, chắc là đang yêu một cô nên nhạc mới vui, mới tình thế. Nếu thế thì có lẽ tôi yêu… cô Xuân Quỳnh nhiều nhất. 
Tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ phần nhiều là phổ từ thơ. Những bài thơ ấy đến với nhạc sĩ từ một sự tình cờ, hay sở trường là phổ thơ thành nhạc?
- Cũng có khá nhiều bài tôi viết lời, đó là khi cảm xúc của tôi đủ để hóa thành lời, quyện vào bài hát. Còn khi cảm xúc của tôi không viết nên lời được, mà bắt gặp một bài thơ nào đấy nói hộ được lòng mình, khiến mình thấy rung động, thấy say mê thì mình dùng nhạc để nó bay lên cùng tâm hồn mình. Cũng có nhiều bạn bè gửi tôi phổ nhạc cho thơ họ. Nhưng tôi đâu phổ nhạc vì thân quen, nể nang. Những bài thơ đọc lên thấy thật sự đồng điệu, rung cảm được, tôi mới có thể phổ nhạc. 
Như “Thuyền và Biển” của Xuân Quỳnh, đọc vào thấy hồn mình thành biển, thấy người thương như thuyền, thấy thấm nỗi nhung nhớ, rạn vỡ ấy thì mới thành nhạc được. Nhưng, không chỉ có cảm xúc, âm nhạc còn cần cả sự trải nghiệm. Bài hát “Bóng cây Kơ –nia” tôi sáng tác đúng 12 năm mới hoàn thành - một kỉ lục của chính tôi. Bởi, lần đầu đọc bài thơ  năm 1959, tôi thấy rất cảm, rất thích, nhưng hồi ấy chưa biết đồng bào Tây Nguyên thế nào, chưa gần gũi, hiểu họ, viết ra sao cũng thấy còn thiếu trải nghiệm. Rồi năm 1970 tôi vào chiến trường, cùng sống với người Tây Nguyên, hiểu và yêu thương họ. Trở về, bài “Bóng cây Kơ- nia” mới hoàn thành và ra đời…
Vợ chồng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Vợ chồng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.  
Tâm hồn tôi vẫn như thuở ấy…
Nhạc sĩ đánh giá ra sao về đời sống âm nhạc của một bộ phận nghệ sĩ thời nay, với những hiện tượng không hay như “đạo” nhạc, đem những chiêu trò lố lăng vào nghệ thuật..?
- Thời nào thì cũng có những người như thế. Thời tôi còn trẻ cũng có hiện tượng “đạo” nhạc, nhưng ít ỏi hơn. Bây giờ thì “đạo” nhạc, làm trò “đánh bóng” tên tuổi, ăn mặc hở hang, viết bừa viết ẩu theo đơn đặt hàng… đã trở nên khá phổ biến. Theo tôi, có hai yếu tố khiến hiện tượng này trở nên tràn lan: Người trẻ chưa thật sự có tâm với nghệ thuật, coi âm nhạc là công cụ mưu cầu danh lợi, rồi muốn đến đích nhanh mà không cần quá trình rèn luyện, khổ công… 
Một yếu tố quan trọng khác là do khâu quản lý. Tôi thấy rằng, sự việc thì nhiều mà xử lý từ phía cơ quan quản lý quá ít, nếu có thì cũng quá nhẹ. Ví dụ như chuyện hở hang, vi phạm thuần phong mỹ tục trên sân khấu. Phạt vài ba triệu thì thấm gì so với thu nhập của họ một giờ, một đêm? 
Nói tóm lại là khá nhiều điều để làm, nếu như muốn chấn chỉnh những hành vi này. Nhưng, nói gì thì nói, tôi vẫn tin ở nền âm nhạc của chúng ta. Tôi 90 tuổi, nhưng vẫn thường xuyên theo dõi đời sống âm nhạc, cả nhạc sĩ, dòng nhạc trung niên cho đến nhạc trẻ bây giờ. Tôi thấy nhiều nghệ sĩ còn trẻ mà có tài, có tâm lắm. Nền âm nhạc nào rồi cũng có những “con chiên lạc bầy”, nhưng cái đẹp chân chính thì vẫn tồn tại và bao giờ cũng mạnh mẽ hơn những điều không hay…
Trở lại với sự nghiệp âm nhạc, theo nhạc sĩ, cả cuộc đời sáng tác với rất nhiều tác phẩm để đời, đến tuổi này, nhạc sĩ thấy mình đã làm và chưa làm được điều gì?
- Làm được thì cũng không ít, Nhưng chưa làm được chắc khá nhiều. Là con người, ai chẳng có nhiều mong ước, khát khao, có những thứ muốn mà chưa làm được? Tôi cũng là người chưa thể tự hài lòng. Tuổi chừng này, nhưng tôi vẫn nghĩ nếu mình cố gắng hơn nữa thì sẽ đem đến cho quần chúng những tác phẩm âm nhạc hay hơn nữa… Giờ đây, ở tuổi 90, tôi nhận ra điều quan trọng nhất là sức khỏe. Ba năm trước tôi trải qua cơn bệnh phổi, nặng vậy mà cũng qua khỏi. Tôi chỉ mong trời thương, cho mình sức khỏe để tiếp tục đọc, viết, sáng tác cho đời những tác phẩm hay. 
Ở tuổi này, nhạc sĩ có còn khẳng định “tôi còn trẻ lắm” như mười năm trước đây từng nói?
- À, tôi thì lúc nào cũng thế, tâm hồn trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, chẳng bao giờ già đi, dù thể xác có bao nhiêu tuổi. Mới đây, tôi ra Đà Nẵng dự sinh nhật mình do bạn hữu ngoài ấy tổ chức, tôi lên sân khấu đọc thơ vui, anh em ở dưới vỗ tay nói: “Cái ông ni, 90 tuổi rồi mà vẫn còn hài như hồi nớ lúc còn ở ngoài ni…”. Và âm nhạc, tâm hồn tôi vẫn như thuở ấy, khi nghe bài hát của mình cất lên từ những tiếng hát học trò…

Tin cùng chuyên mục

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

(PLVN) - Ông Trần Đình Tài - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết chương trình Dalat Best Dance Crew 2025 sẽ mở cửa tự do để khán giả có thể hòa cùng vũ điệu sôi động của các nhóm nhảy.

Đọc thêm

'Đất ơi nở hoa' - Ca khúc mừng thống nhất non sông

 NSƯT Hoàng Tùng thể hiện ca khúc "Đất nước nở hoa". (Ảnh H.V)
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung vừa sáng tác tác phẩm “Đất ơi nở hoa”. Tác phẩm như lời tri ân của nhạc sĩ với quê hương, đất nước, với mẹ trong những ngày tháng tư lịch sử đong đầy những cảm xúc thương yêu, tự hào.

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ
(PLVN) -  “Tchaikovsky’s night” – chương trình hòa nhạc giao hưởng tối 19/4 là sân khấu nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội. Với vai trò là đơn vị đồng hành, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mong muốn lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển đến đông đảo khán thính giả Việt.

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

BTV Quang Minh, MC Vân Hugo bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật.

(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, bất kỳ công dân nào có hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả… đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chỉ riêng những người nổi tiếng; Liên quan tới việc quảng cáo sữa sai sự thật, dự kiến BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị phạt với tổng số tiền là 107,5 triệu đồng.

41 thí sinh rạng rỡ tại đêm chung khảo 'Hoa hậu Việt Nam 2024'

Các thí sinh rạng rỡ, duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Bám sát chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam” và bốn trụ cột: “Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến”, 41 thí sinh có màn thể hiện ấn tượng tại đêm chung khảo "Hoa hậu Việt Nam 2024" diễn ra tối 20/4/2025 tại Cung thể thao Quần Ngựa (Ba Đình, Hà Nội).

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.