(PLVN) - Cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là một nghệ sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tiền chiến cùng thời với Phạm Đình Chương, Thẩm Oánh, Lê Thương... Ông sinh ra trong gia đình “thư hương thế gia”, sống cuộc đời đạm bạc, thanh khiết với nghệ thuật cho đến hết cuộc đời.
(PLVN) - Những ngày Tết đã đi qua nhưng dường như không khí vẫn còn đọng lại trên khắp phố phường với cành đào, cây quất cùng những bài nhạc xuân vẫn vang lên đâu đây. Quả thật, dù Tết đến hay Tết đã đi, những ca khúc xuân bất hủ mang theo bao xúc cảm vẫn được bật lên như một thói quen của biết bao gia đình.
(PLVN) - Công việc làm từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam ta từ lâu đời nay. Việc làm ý nghĩa này như đã ăn sâu vào trái tim mỗi con người, trong đó, những người nghệ sỹ Việt không phải là ngoại lệ. Từ trước tới nay các lớp văn nghệ sỹ qua từng thời đã và đang nối tiếp nhau trao đi trái tim thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng như một lời tri ân với cuộc đời của mỗi nghệ sỹ.
(PLVN) - Câu chuyện tình kể lại ở “Tà áo xanh” khá đầy đủ, kết thúc bằng một đám cưới mùa xuân, mà đám cưới ấy lại không phải của hai nhân vật trữ tình. Nhạc khúc có “hoa mai rơi từng cánh”, có “xác pháo bên thềm”, có “em đi trong xác pháo”, có “anh đi không ngước mắt” và có tiếng thở dài “thôi đành... em”... Những hình ảnh đan vào nhau, như bày ra trước mắt, xuyên thẳng vào tim người nghe, tạo nên những cảm xúc buồn thương lẫn lộn.
(PLVN) - Chủ đề xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) cho một số đối tượng làm nghệ thuật đang được đem ra mổ xẻ thời gian này, trong đó, nhiều ý kiến trái chiều quay quanh việc nhạc sĩ có phải là đối tượng được trao danh hiệu không?
(PLVN) - Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam quyết định phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921- 1989)”.
(PLVN) - "Có đam mê, năng khiếu và chọn đúng dòng nhạc Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” là những điều cần thiết với thí sinh. Nhưng quan trọng hơn đó là biểu cảm của thí sinh khi thể hiện tác phẩm, bởi lẽ, hát không có sức biểu cảm không thể chạm đến trái tim của người nghe" - Đó là những gợi ý đầy tâm huyết của Nhạc sĩ Ngọc Tường, thành biên Ban giám khảo Liên hoan” Tiếng hát Đại ngàn”.
(PLVN) -“Với thể điệu rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa đêm ngoài phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ”, danh ca Thanh Thúy cho biết.
(PLVN) - Năm 2021, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đẩy mạnh áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật, khởi kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các trường hợp cố ý làm trái quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ về thực hiện nghĩa vụ “xin phép và trả tiền” khi sử dụng quyền tác giả.
(PLVN) - Hình ảnh cây đàn trong dòng nhạc bolero có thể là khởi nguồn cho một tình yêu đẹp nhưng cũng có thể là đoạn kết cho tình yêu dang dở. Nhưng có lẽ, buồn nhất, cay đắng nhất về tình yêu đôi lứa liên quan đến hình ảnh cây đàn phải kể đến “Đập vỡ cây đàn” của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo. Và dường như nó còn dự cảm được một phần đời sau này của chính nhạc sĩ - “giận đời bạc trắng như vôi”.
(PLVN) - Dù chờ đợi đến 10 năm để trở lại màn ảnh với vai diễn "để đời", thế nhưng đạo diễn - NSƯT Trần Lực vẫn phải trải qua một “bài kiểm tra” mới nhận được cái gật đầu của đạo diễn để trở thành người tái hiện lại hình ảnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trung niên trong “Em và Trịnh”.
(PLVN) - Nhạc sĩ Song Ngọc để lại cho hậu thế hơn 300 nhạc phẩm với nhiều tiết điệu, thể hiện những hoàn cảnh và tâm tình khác nhau. Trong đó, “Xin gọi nhau là cố nhân” là nhạc phẩm bất hủ viết về đề tài tình yêu đã đi sâu vào lòng bao thế hệ…
(PLVN) - “Ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát/ Thì anh tay phím nắn nót cung đàn/ Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ…”, những ca từ trong tình khúc “Giọng ca dĩ vãng” đã rất đỗi quen thuộc với công chúng yêu nhạc hơn nửa thế kỷ qua. Nhưng ít ai biết rằng, nhạc phẩm này được sáng tác dựa trên câu chuyện tình của chính tác giả - nhạc sĩ Bảo Thu.
(PLVN) - Là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất, cũng là một người thầy của nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi, Dương Trường Giang cho biết những cảm quan riêng biệt về nền âm nhạc Việt Nam.
(PLVN) - Dù có nhiều sáng tác nhưng có 3 bài hát mà nhạc sĩ Ngọc Sơn nhớ nhiều nhất, đó là “Một trăm phần trăm”, “Còn gì nói đêm nay”, “Nét son buồn”. Cả 3 bài hát đều được viết cho một mối tình sâu sắc của ông dành cho một nữ sinh mà sau này ông không hề giấu giếm với ai, ngay cả với vợ của mình.
(PLVN) - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ra đi để lại cho đời rất nhiều ca khúc nổi tiếng nhưng có lẽ “Dư âm” là ca khúc đáng nhớ nhất của ông. Bởi nó được sáng tác bằng cảm xúc chân thành từ trái tim về mối tình đơn phương rất đẹp. Vậy người con gái ấy là ai?
(PLVN) - Nhắc đến nhạc sĩ Quốc Dũng không thể không nhắc đến danh ca Bảo Yến - “nàng thơ” trong nhiều bài hát và cũng là vợ, người thể hiện trọn vẹn nhất những ca khúc của ông. Ngược lại, thành công vang dội của nữ danh ca có sự hậu thuẫn rất lớn của chồng.
(PLVN) - Sáng tác đầu tay của danh ca Chế Linh là “Đêm buồn tỉnh lẻ”, đây là ca khúc nổi tiếng trong làng nhạc bolero. Bài hát viết cho tâm sự của người lính, là một người bạn của ông. Và, ít ai biết rằng, danh ca Chế Linh chính là nhạc sĩ Tú Nhi. Có dạo, Chế Linh hát nhạc của Tú Nhi nhiều hơn hẳn so với sáng tác của các nhạc sĩ khác. Ai hỏi về Tú Nhi, ông chỉ cười…
(PLVN) - Nhờ “Người ngoài phố”, nhạc sĩ Anh Việt Thu không những trả được nợ cũ, mà còn đủ tiền để cùng vợ con đón được một cái Tết đầm ấm. Và, khán giả yêu nhạc vàng thì được thưởng thức thêm một tác phẩm bất hủ trong suốt gần 50 năm qua.