Xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nhạc sĩ, nên hay không?

Đại biểu Trần Thị Thu Đông
Đại biểu Trần Thị Thu Đông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chủ đề xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) cho một số đối tượng làm nghệ thuật đang được đem ra mổ xẻ thời gian này, trong đó, nhiều ý kiến trái chiều quay quanh việc nhạc sĩ có phải là đối tượng được trao danh hiệu không?

Trong buổi thảo luận dự án luật Thi đua khen thưởng sửa đổi sáng 28/10, đại biểu Dương Minh Ánh (Hiệu trưởng Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội) nhất trí với việc không đưa phát thanh viên vào đối tượng được xét tặng NSND, NSƯT, nhưng vẫn giữ lại đối tượng là nhạc sĩ. Lý do là nhạc sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo, nếu không có nhạc sĩ thì lấy đâu ra tác phẩm để nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc công thể hiện.

Theo bà Ánh, nhạc sĩ cũng như đạo diễn, nhân viên quay phim, âm thanh, họa sĩ, biên đạo..., là những đối tượng trong dự luật. "Nếu họ đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định số lượng giải thưởng uy tín, số năm công tác đóng góp cho ngành văn hóa, nghệ thuật thì họ phải được xét tặng", bà Ánh chia sẻ.

Đại biểu Trần Thị Thu Đông (Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) cho rằng việc xét và trao danh hiệu là hình thức tôn vinh, tạo động lực trong hoạt động nghệ thuật và cống hiến của các nghệ sĩ.

Tuy nhiên, có một điều chưa hợp lý là nhiều năm qua, danh hiệu chỉ được xét và trao cho các nghệ sĩ biểu diễn, không phải nghệ sĩ sáng tác. Vì vậy, những tác giả lớn như nhạc sĩ Cao Văn Lầu, soạn giả Yên Lang, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển... với những tác phẩm sống mãi cùng thời gian lại không được xét tặng.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Danh Tú phân tích dự thảo luật vẫn quy định họa sĩ - người sáng tác tranh - là đối tượng xét tặng mà loại bỏ nhạc sĩ thì chưa bảo đảm thống nhất.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) bày tỏ, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật là giải thưởng cho tác phẩm xuất sắc. Nếu nhạc sĩ có tác phẩm hay, xuất sắc, được ghi nhận thì sẽ được trao tặng các giải thưởng này.

Còn với danh hiệu NSND, NSƯT là tặng cho sự nghiệp, cho người biểu diễn nghệ thuật. Trong trường hợp nhạc sĩ cũng tham gia biểu diễn thì có thể được xét tặng danh hiệu này, còn ngược lại khi không nên xét

Ông Trí chia sẻ: "Trong ngành y của chúng tôi, có thầy thuốc có những công trình rất nổi tiếng, họ sẽ được Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó, họ đóng góp vào sự nghiệp khám, chữa bệnh tốt thì sẽ được phong tặng Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú".

Tất nhiên, vẫn có những ý kiến đồng tình khi viện dẫn theo hệ thống giải thưởng hiện hành, hàng năm giới nhạc sĩ, sáng tác đã có giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật đó là Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội đồng tình với việc bỏ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đối với nhạc sĩ: “Vì nhạc sĩ không tham gia biểu diễn, nếu ai tham gia biểu diễn thì xét ở lĩnh vực họ biểu diễn”.

Điều 64 Luật Thi đua khen thưởng hiện hành quy định: Đối tượng được xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" gồm diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Dự án Luật (sửa đổi) trình Quốc hội khóa 15 đã bỏ nhạc sĩ, phát thanh viên ra khỏi danh sách.

Về phần phát thanh viên có nên thuộc danh sách xét tặng danh hiệu hay không, cũng đó có nhiều ý kiến khác nhau trước đó. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, có không ít nghệ sĩ cho rằng, cống hiến và nỗ lực của phát thanh viên là không nhỏ, nước ta cũng chứng kiến nhiều phát thanh viên gạo cội mà giọng đọc đã trở thành huyền thoại như NSND Tuyết Mai, NSƯT Kim Cúc, NSƯT Kim Tiến, NSƯT Hà Phương... Danh xưng NSND, NSƯT là sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến không mệt mỏi của họ.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”
(PLVN) - Bộ sách "Làm chủ cảm xúc" gồm 6 cuốn sẽ đồng hành cùng trẻ khám phá và hiểu rõ hơn về những cảm xúc quen thuộc như: giận dữ, sợ hãi, đố kỵ, chia sẻ, yêu thương..., từ đó giúp trẻ học cách nhận biết và kiểm soát cảm xúc một cách tích cực.