Số phận bi đát của “cha đẻ” nhạc phẩm đánh dấu sự gắn bó giữa Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương thời trẻ.
Nhạc sĩ Trúc Phương thời trẻ.
(PLVN) - “Với thể điệu rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa đêm ngoài phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ”, danh ca Thanh Thúy cho biết.

“Đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người”

Không hề xa lạ, “Nửa đêm ngoài phố” là một trong những nhạc phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trúc Phương (1939 - 1996) mà hầu như giới mộ điệu nhạc vàng đều đã từng thưởng thức qua hơn một lần và đem lòng yêu mến.

Nhạc phẩm “Nửa đêm ngoài phố” diễn tả tâm trạng buồn thường của một người khi người yêu không đến nữa. Bối cảnh của bài hát là vào một đêm buồn, có một người tỉnh giấc lúc canh khuya khi chuyện tình xa xưa lại tràn về theo gió lạnh. Dù kết thúc đã lâu nhưng lúc nào người cũng cảm thấy mọi thứ như mới vừa ngày hôm qua. 

Và, đêm nay kỷ niệm một lần nữa lại ùa về, khung cảnh xưa hiển hiện như một khúc phim quay chậm: “Đường phố vắng đêm nao quen một người…”. Đó chắc chắn không phải là lần đầu tiên mà người gặp những cảm giác đó, bởi vì niềm ưu tư khắc khoải khi chuyện tình dang dở đi qua đã làm cho người phải trải qua rất nhiều “đêm ngủ không yên” rồi.

Bài hát đã đi sâu vào lòng tất cả mọi người, đặc biệt qua tiếng hát liêu trai của nữ danh ca Thanh Thúy. “Anh (nhạc sĩ Trúc Phương) và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi anh và tôi như đã gắn liền với nhau: nhạc Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thúy”, danh ca Thanh Thúy chia sẻ.

“Với thể điệu rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa đêm ngoài phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ”, danh ca Thanh Thúy cho biết.

Danh ca Thanh Thúy
 Danh ca Thanh Thúy

Thời ấy, bất cứ buổi trình diễn nào, danh ca Thanh Thúy cũng được yêu cầu trình bày “Nửa đêm ngoài phố”, từ các sân khấu phòng trà, khiêu vũ trường cho đến đại nhạc hội, từ các thôn làng nhỏ bé cho đến các tiền đồn hẻo lánh xa xôi. Ngoài ra, trong những chương trình phát thanh ở Sài Gòn lúc bấy giờ, vào bất cứ chương trình nhạc nào cũng có bài này.

“Tôi còn nhớ hoài một lần đi lưu diễn ở Đà Lạt. Vừa hát xong phần mình, tôi quay về khách sạn ngay (khách sạn ở gần rạp hát danh ca Thanh Thúy trình diễn). Tại rạp, chẳng bao lâu, vở kịch chấm dứt, khán giả lũ lượt kéo nhau ra về. Đứng trên lan can nhìn xuống đường, tôi đã chứng kiến được cảnh nhiều nhóm người cùng nhau vừa hát, vừa huýt sáo bài “Nửa đêm ngoài phố”. Bỗng dưng tôi cảm động và để mặc 2 hàng lệ tuôn. Tôi chỉ là một ca sĩ, hát lên nỗi niềm của anh mà còn xúc động đến như vậy, nói gì đến anh - người sáng tác, còn xúc động đến dường nào”, danh ca Thanh Thúy chia sẻ.

Hăng say trước sự thành công vượt bật của “Nửa đêm ngoài phố” và để đền đáp lại tình thương của thính giả, nhạc sĩ Trúc Phương đã viết thêm một loạt những nhạc phẩm nổi danh khác. 

“Mỗi lần viết xong một bản nhạc mới, anh đều chạy đến nhà tôi vào sáng sớm, nhất định phải đánh thức tôi dạy cho được để dợt nhạc”, danh ca Thanh Thúy cho biết.

Tài hoa nhưng số phận bi đát

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh. Ông lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên tự học nhạc, bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. 

Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương. Bài hát “Chiều làng quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông. Một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình thắm duyên quê”.

Hầu hết các bài hát của Trúc Phương mang âm hưởng miền Nam với sức thu hút mãnh liệt mãi đến ngày hôm nay. Tài năng của ông nổi trội đạt đến đỉnh cao nhưng đời sống lại trải qua nhiều bất hạnh, đau thương tận những giờ phút cuối cùng.

Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định, dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau, cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà. Biết được chuyện này, cha mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. 

Nhạc sĩ Trúc Phương
 Nhạc sĩ Trúc Phương

Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc, càng sáng tác hăng hơn. Tuy nhiên, những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với nghịch cảnh chia lìa.

Trúc Phương sáng tác nổi tiếng nhất là “Nửa đêm ngoài phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn trong kỷ niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như: “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn/ Đôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ/ Có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế”. Có người cho rằng bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt, khó lầm lẫn với nhạc sĩ khác khi mang tính trầm buồn, ưu tư, buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. 

Khoảng năm 1970, ông nên duyên vợ chồng với một cô gái xinh đẹp, rung cảm trước tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người nhạc sĩ và sức sáng tạo nghệ thuật của ông dồi dào, với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi sau một thời gian chung sống, những tình cảm ban đầu trở nên phai nhạt dần theo năm tháng và 2 người đã lặng lẽ chia tay nhau.

Nhạc sĩ Trúc Phương đau khổ trong cô đơn, vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái. “Thói đời” được sáng tác với những câu như: “Bạn quên ta tình cũng quên ta/ Nên trắng đêm thui thủi một mình/ Soi bóng đời bằng gương vỡ nát/ Nghe xót xa ngời lên tròng mắt” gây xúc động cho hàng triệu con tim khán giả. Với riêng bản thân Trúc Phương, “Thói đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971 - 1996).

Bìa tờ nhạc “Nửa đêm ngoài phố” thời điểm phát hành trước 1975
 Bìa tờ nhạc “Nửa đêm ngoài phố” thời điểm phát hành trước 1975

Sau chuyện tình cảm tan vỡ, với nỗi bơ vơ cùng cực và 2 bàn tay trắng, lại mang bệnh suyễn trong người, ông trôi dạt về Trà Vinh một thời gian và lang bạt lên Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ông làm thuê đủ nghề để kiếm sống và lang thang khắp nơi. 

Ông từng trải lòng: “Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no. Một năm như vậy, tôi ngủ ở Xa Cảng hết 9 tháng”. Ngày 21/9/1996, ông từ giã cõi đời trong một căn phòng trọ ở quận 11.

“Anh là một người nhạc sĩ đầy nghệ sĩ tính, đầy mộng mơ. Nhạc của anh rất giản dị, thân thiết và dịu dàng, ngay cả khi anh trách móc, giận hờn người yêu cũ hoặc thói đời. Hình như Anh chỉ sống với kỷ niệm, sống cho kỷ niệm. Qua bao nhiêu tác phẩm của anh, lúc nào cũng thấy có kỷ niệm. Anh quý kỷ niệm, anh gìn giữ kỷ niệm và rồi trân trọng trao gửi vào lời ca, tiếng nhạc. Chỉ cần đọc tên bản nhạc, người ta đã thấy được điều này: “Buồn trong kỷ niệm, “Đêm tâm sự”, “Chuyện chúng mình”, “Hình bóng cũ”…”, danh ca Thanh Thúy chia sẻ. 

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.