'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Người nhạc sĩ - chiến sĩ kiên cường, kiên trung

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh ngày 10/12/1922 trong một gia đình nông dân ở thôn Vạc, nay là thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Thôn Vạc nhỏ bé với diện tích không lớn và dân cư thưa thớt nhưng nổi tiếng là nơi có đến 70 dòng họ. Rời xa quê hương từ năm 3 tuổi, Đỗ Nhuận theo cha đến sinh sống và học tập tại thành phố cảng Hải Phòng, nơi cha ông bị bắt phục vụ trong đội quân nhạc với vai trò “lính kèn Tây”.

Sinh ra trên mảnh đất quê hương của nghệ thuật chèo, niềm đam mê âm nhạc đã sớm gieo vào tâm hồn của cậu bé Đỗ Nhuận. Dù không được đào tạo âm nhạc, ông vẫn thành công nhờ năng khiếu bẩm sinh và sự nỗ lực không ngừng. Từ nhỏ, ông đã làm quen với các nhạc cụ dân tộc như sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ và đàn bầu. Đến năm 14 tuổi, ông đã chơi thành thạo những nhạc cụ này. Khi bước vào trung học, ông bắt đầu tiếp cận với âm nhạc phương Tây, học ký âm và sử dụng thành thạo các nhạc cụ như guitar, banjo và violin, đánh dấu khởi đầu cho hành trình sáng tạo âm nhạc không ngừng nghỉ.

Khác với phần đông các nhạc sĩ thời đó theo khuynh hướng lãng mạn, Đỗ Nhuận bước chân vào làng âm nhạc bằng những bài ca yêu nước. Ở tuổi 17 (năm 1939), ông sáng tác ca khúc đầu tiên, tên “Trưng Vương”. Sau đó, lấy cảm hứng từ lịch sử, ông viết các ca khúc “Chim than”, “Lời cha già”, “Đường lên ải Bắc”, đây là cơ sở để sau này ông soạn vở ca cảnh “Nguyễn Trãi - Phi Khanh” (trong hai năm 1940 - 1941).

Thời gian đó, những ca khúc này không chỉ thức tỉnh lòng yêu nước của Nhân dân mà còn giúp ông được giác ngộ và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Ông được Mặt trận Việt Minh giao công việc như: in và rải truyền đơn tuyên truyền cho cách mạng, vận động học sinh, thanh niên hưởng ứng các phong trào do Mặt trận Việt Minh phát động. Từ đó, ông trở thành cán bộ nòng cốt của Mặt trận Việt Minh trong thanh niên, học sinh Hải Phòng.

Năm 1943, do tham gia in và rải truyền đơn tuyên truyền cho cách mạng, treo cờ đỏ sao vàng trên phố huyện Kim Thành nên ông bị bắt giam vào nhà lao Hải Dương. Cuối năm 1943, ông bị đưa ra xét xử tại Tòa án sơ thẩm Hải Phòng và chuyển lên giam tại Hỏa Lò (Hà Nội). Tại đây, ông được tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng như: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng (tức Sao Đỏ), Xuân Thủy, Đỗ Mười... và được phân công tham gia tờ “Suối Reo” - tờ báo bí mật của Nhà tù Sơn La do Xuân Thủy làm chủ.

Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy tài năng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, mọi người đã đề nghị ông thúc đẩy phong trào văn nghệ để giữ vững tinh thần cho anh chị em tù nhân. Nhờ vậy, một dàn nhạc đã được thành lập và ông trở thành người phụ trách văn nghệ tại nhà tù. Không chỉ sáng tác nhạc và kịch, nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn cùng các tù nhân sáng tạo nhạc cụ từ những vật liệu đơn sơ. Ông dùng vỏ quả bầu khô làm thùng đàn mandolin, mặt đàn từ thùng gỗ thông, cần đàn từ cây củi, bàn phím từ ống bơ, dây đàn từ dây phanh xe đạp và dây điện, thậm chí xin tóc phụ nữ làm vĩ kéo. Với những nhạc cụ tự chế này, dàn nhạc của ông đã biểu diễn ở nhiều gian tù tại Hỏa Lò, tái hiện các tác phẩm kịch thơ. Cũng trong khoảng thời gian này, Đỗ Nhuận sáng tác một số ca khúc như: “Chiều tù”, “Quảng Châu công xã”, “Côn Đảo”...

Mùa xuân năm 1944, ông bị Tòa thượng thẩm kết án 3 năm tù và đày đi Nhà tù Sơn La. Trong 3 năm ở Nhà tù Sơn La, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sáng tác nhiều bài hát như “Hận Sơn La”, “Viếng mồ tử sỹ”, “Du kích ca”... Đặc biệt, “Du kích ca” trở thành một trong những bài hát được hát nhiều nhất trong giai đoạn khởi nghĩa giành chính quyền, với cảm hứng từ khẩu hiệu của du kích như một viên đạn phải hạ một quân địch hay du kích với dân phải như cá với nước.

Có thể cho rằng, thời điểm trong tù cũng là lúc niềm tin và lý tưởng cách mạng của Đỗ Nhuận được củng cố nhất, ông từng tâm sự: “Chính sự tù đày đã làm ông gắn bó ngày càng sâu nặng với Việt Minh, với cách mạng và với Đảng của giai cấp công nhân”. Đây cũng chính là cảm hứng để sau khi ra tù, ông tiếp tục sáng tác và tuyên truyền cách mạng qua các ca khúc của mình. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, Đỗ Nhuận tiếp tục sáng tác: “Tiếng súng Nam Bộ”, “Tiếng hát đầu quân”, “Đoàn lữ nhạc”...

Kho tàng âm nhạc gắn với từng cuộc cách mạng

Giữ vững chí khí chiến đấu, vững bước trên con đường cách mạng, trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhạc sĩ Đỗ Nhuận hoàn thành xuất sắc vai trò nhạc sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - văn nghệ. Ông tích cực đóng góp những tác phẩm âm nhạc cổ vũ tinh thần toàn dân, khích lệ Nhân dân ta kiên cường chiến đấu, bảo vệ độc lập và tự do của dân tộc.

Những sáng tác của ông như “Áo mùa Đông”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Du kích Sông Thao”, “Hành quân xa” đã trở thành những ca khúc thân thuộc với thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, các tác phẩm như “Trên đồi Him Lam” và “Chiến thắng Điện Biên” cũng góp phần thể hiện sức mạnh và niềm tự hào dân tộc trong những năm tháng đầy thử thách.

Đặc biệt, để nói về cột mốc rực rỡ nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận phải kể đến 20 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta. Đây là giai đoạn được gọi là “nhiệm kỳ máu và hoa”, khi phong trào âm nhạc cách mạng phát triển mạnh mẽ. Âm nhạc, với vai trò đồng hành cùng dân tộc, đã góp phần tạo nên thắng lợi vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, các tác phẩm “cao chất ngất” như: “Quê hương tôi”, “Thắm hoa núi rừng”, “Vui mở đường”, “Trống hội tòng quân”, “Em là thợ quét vôi”, “Hát mừng các cụ dân quân”, “Trồng cây lại nhớ tới Người”... không chỉ phản ánh sâu sắc đời sống của Nhân dân thời kỳ đó mà còn là lời động viên mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hình ảnh mẫu tem “Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 - 2022)”. (Ảnh: TTXVN)

Hình ảnh mẫu tem “Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 - 2022)”. (Ảnh: TTXVN)

Ngoài là “cánh chim đầu đàn” của nền âm nhạc cách mạng, nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn là người đầu tiên đặt nền móng cho thể loại nhạc kịch (opera) tại Việt Nam. Đây là một thể loại âm nhạc đỉnh cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao từ các nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn và sự tiếp nhận của công chúng. Ông được xem là người mở ra con đường cho sự phát triển của opera Việt Nam, đặc biệt qua vở “Cô Sao”, lần đầu tiên được công diễn vào ngày 2/9/1965 tại Hà Nội. Các tác phẩm opera nổi bật khác của ông như “Người tạc tượng” và “Nguyễn Trãi” cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thể loại nhạc kịch này tại Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời của mình, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Nhân dân và quân đội, do đó ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý. Trong dịp tổng kết 9 năm hoạt động văn học nghệ thuật phục vụ kháng chiến, ông được trao giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam (năm 1955) về chùm ca khúc liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông cũng là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II, là một trong 5 người đầu tiên được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Ngoài ra, ông còn được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.

Tại Hội thảo chuyên đề “Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (10/12/1922 - 10/12/2022), do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, các nhà lý luận và phê bình âm nhạc đã khẳng định những cống hiến to lớn của ông cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Tại sự kiện này, nhà thơ Lê Cảnh đã có bài chia sẻ về nhạc sĩ Đỗ Nhuận nổi bật với câu kết: “Nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận luôn hòa mình, dấn thân, chung nhịp đập cuộc sống, hơi thở Nhân dân. Con đường đến với âm nhạc cũng như con đường bước vào cuộc đời người chiến sĩ cách mạng của Đỗ Nhuận tự nhiên như suối nguồn tuôn chảy vào dòng sông để đi ra biển cả”.

Đọc thêm

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.