Nỗ lực tìm lại công bằng cho các nhạc sĩ

Nỗ lực tìm lại công bằng cho các nhạc sĩ
(PLVN) - Năm 2021, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đẩy mạnh áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật, khởi kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các trường hợp cố ý làm trái quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ về thực hiện nghĩa vụ “xin phép và trả tiền” khi sử dụng quyền tác giả.

Xử lý đến cùng các vi phạm quyền tác giả 

Theo báo cáo của bộ phận Pháp chế, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), tình trạng vi phạm quyền tác giả âm nhạc trong lĩnh vực biểu diễn, tổ chức biểu diễn những năm gần đây lên tới gần 140 chương trình biểu diễn.

Với trách nhiệm của một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, khi phát hiện các trường hợp vi phạm hoặc khi các quyền, các tác phẩm âm nhạc thuộc phạm vi quản lý và bảo vệ của VCPMC có nguy cơ bị xâm phạm, VCPMC đều đã nỗ lực gửi cảnh báo và đề nghị yêu cầu trả tiền nhuận bút sử dụng tác phẩm đến các đơn vị tổ chức biểu diễn.

VCPMC đã đứng ra giải quyết thành công nhiều trường hợp vi phạm bản quyền, như: nhạc sĩ Tôn Thất Lập đề nghị gỡ bỏ 1 video trên YouTube do sử dụng bài hát “Oẳn tù tì” khi chưa có sự cho phép của ông; nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị gỡ bỏ clip quảng cáo vi phạm bản quyền bài hát “Xúc xắc xúc xẻ”; nhạc sĩ Lương Bằng Quang đề nghị một thương hiệu bồi thường vì sử dụng tác phẩm “Tung bay” của anh trong video quảng cáo và đề nghị nhóm “Mặt trời đỏ” xin lỗi tác giả vì sử dụng “Dáng tiên xuân ngời” không xin phép. Tác giả Chu Công Cương đề nghị gỡ bỏ 4 video vi phạm trên YouTube sử dụng tác phẩm “Biển đảo Tổ quốc em”…

Trong số các vụ kiện do VCPMC tiến hành trong năm 2020 thì có 8 vụ liên quan tới biểu diễn, thắng kiện 01 vụ (VCPMC khởi kiện Cty TNHH Multimedia Ngọc Việt tổ chức chương trình biểu diễn “Để nhớ một thời ta đã yêu 6 – Một thuở yêu người” tại Nhà hát Hòa Bình - TP.HCM, TAND Hà Nội xét xử ngày 17/09/2020 tuyên VCPMC thắng kiện, bản án đã có hiệu lực pháp luật); 05 vụ VCPMC rút đơn khởi kiện do bị đơn khắc phục một phần vi phạm hoặc bị đơn ngừng hoạt động; 08 vụ đang trong tiến trình tố tụng.

Tuy nhiên, theo VCPMC, trên thực tế, không ít đơn vị vi phạm tìm cách né tránh, trì hoãn hoặc không thực hiện quy định xin phép, trả tiền sử dụng quyền tác giả, dẫn đến việc quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả bị xâm phạm, thiệt hại và không được tôn trọng, gây nên nhiều bức xúc ở các tác giả sáng tác âm nhạc.

Cụ thể, các đơn vị tổ chức chương trình Quang Hà “Trăm năm không quên”, “Để nhớ một thời ta đã yêu” với chủ đề “Một thuở yêu người”,  “Độc và Đẹp 52”, chương trình Yan BeatFest, “Khánh Ly - Như một lời chia tay”, “Câu chuyện Bằng Kiều”, Liveshow Ưng Hoàng Phúc, Liveshow “Duy Trường – Tôi yêu”, “Nhạc tình muôn thuở”…

Gian nan hành trình đòi lại công lý cho tác giả

Với những ai hiểu biết về công việc của VCPMC, đều hiểu rằng việc đòi lại công bằng cho các tác giả không hề đơn giản. Còn nhớ, thời gian đầu thành lập Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phó Đức Phương sinh thời nhiều lần bơ phờ, mệt mỏi khi chính ông đích thân đi đòi quyền lợi cho các tác giả.

Những vụ đụng độ ầm ĩ và cuộc khẩu chiến dai dẳng kéo dài nhiều năm. Điều đó cho thấy, phải có một sự say mê thì người nhạc sĩ tài hoa này mới quyết tâm dừng hết cả chuyện sáng tác để đi đòi công lý cho các đồng nghiệp và cho chính mình. Việc đòi công lý của ông, người hiểu, người không hiểu cũng gây ra những vụ tranh cãi, đôi co kéo dài một thời gian.

Với sự nhiệt huyết của cố nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn… VCPMC ngày càng thu hút các nhạc sĩ tới gửi gắm đứa con tinh thần của mình. Số lượng thành viên ký hợp đồng ủy quyền tại VCPMC trong năm 2020 là 276 tác giả. Tổng số thành viên viên ký hợp đồng ủy quyền tại VCPMC đến nay là 4.540 tác giả.

Do ảnh hưởng của dịch Covid, hàng loạt lĩnh vực hoạt động truyền thống VCPMC như nhạc sống, nhạc nền bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với việc mạnh dạn chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0, tập trung nhân lực, kỹ thuật vào các lĩnh vực truyền thông, truyền hình nên hoạt động cấp phép vẫn giữ được đà tăng trưởng, số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đã thu là hơn 150 tỷ đồng, tăng 12 % so với năm 2019. VCPMC đã thực hiện 4 kỳ phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả với số tiền (đã trừ phí quản lý) là hơn 107 tỷ đồng.

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc VCPMC cho biết, cho tới thời điểm này, VCPMC đã ký hợp đồng song phương với 81 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới, số lượng hợp đồng ký kết trong năm 2020 tăng khoảng 10% so với năm 2019.

Mặc dù tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp, doanh thu lĩnh vực biểu diễn của các CMOs trên thế giới cũng bị sụt giảm rất nhiều, nhưng nguồn thu từ nước ngoài của VCPMC vẫn tăng trưởng mạnh, đến thời điểm này tăng 82% so với năm ngoái từ gần 2 tỷ đồng lên hơn 3 tỷ đồng do tốc độ tăng trưởng lĩnh vực kỹ thuật số từ các tổ chức nước ngoài.

Hiện tại việc quản lý và cấp phép kho tác phẩm nước ngoài được sử dụng và khai thác tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý quyền của VCPMC.

Đối với lĩnh vực ứng dụng nghe nhạc trên thiết bị thông minh, VCPMC đang tiếp tục rà soát các app trên hệ điều hành Android, IOS, lên kế hoạch để yêu cầu các đơn vị trả tiền sử dụng nhạc, đồng thời đề nghị Google, Apple gỡ bỏ các ứng dụng không thực hiện quyền tác giả hoặc các ứng dụng không xác định được chủ sở hữu.

Năm 2021, VCPMC đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực hoạt động, từ phương thức đo đếm số lượng và lượt sử dụng tác phẩm trong các môi trường khác nhau đến cung cấp thông tin phân phối cho các tác giả thành viên.

Đọc thêm

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.