Tổng cục Thi hành án dân sự: Vì sao khó thu hồi tài sản các vụ tham nhũng?

Trong vụ Dương Chí Dũng tham ô, một khối lượng lớn tài sản vẫn chưa thể thu hồi.
Trong vụ Dương Chí Dũng tham ô, một khối lượng lớn tài sản vẫn chưa thể thu hồi.
(PLO) -Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết, Thi hành án dân sự nói chung, thi hành án các vụ việc tham nhũng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của dư luận xã hội và người dân. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo, yêu cầu báo cáo tình hình, kết quả thi hành án các vụ việc loại này. 

“Trong thực tế, số việc thi hành án dân sự các vụ án thuộc nhóm tội tham nhũng không nhiều. Một số vụ việc thi hành án nổi cộm gần đây, được dư luận xã hội quan tâm không phải tất cả đều là án tham nhũng, mà chủ yếu là vụ việc liên quan đến các tội phạm về kinh tế, với các tội danh như cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, trong đó nổi lên một số vụ việc điển hình như: vụ Phạm Thanh Bình (Vinashin), vụ Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), vụ Vũ Quốc Hảo (Công ty Đầu tư tài chính ALC II)”, đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự (TCTHADS) thông tin.

Theo đại diện TCTHADS, ngoài việc bị tuyên phạt các hình phạt nghiêm khắc (tử hình, chung thân, tù giam), người phải thi hành án trong các vụ án trên còn phải thi hành phần trách nhiệm dân sự với giá trị phải thi hành rất lớn, có trường hợp số tiền phải thi hành án lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Nhiều nơi, cơ quan THADS đã thành lập Tổ, Nhóm chỉ đạo thi hành án, lập kế hoạch giải quyết đối với từng vụ việc; nhiều tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án đã được tập trung xử lý; định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ, kết quả thi hành án bảo đảm đúng yêu cầu của TCTHADS.

Tuy nhiên, việc thi hành án các vụ việc loại này vẫn còn những hạn chế tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu. Số tiền thu được còn quá ít so với tổng số phải thi hành; một số trường hợp xử lý tài sản để thi hành án còn chậm. 

Trong số rất nhiều nguyên nhân, tồn tại dẫn tới thực trạng này, TCTHADS cho rằng để thu được tiền, tài sản thi hành án, cơ quan thi hành án phải tiến hành xử lý các tài sản đã được các cơ quan tiến hành tố tụng kê biên, đồng thời xác minh, truy tìm tài sản khác của đương sự để xử lý đảm bảo thi hành án.

“Nhiều vụ việc số tiền phải thi hành án lớn, nhưng tài sản để bảo đảm thi hành án có giá trị rất nhỏ, không đủ thi hành nghĩa vụ mà bản án đã tuyên. Ví dụ, việc thi hành án đối với Dương Chí Dũng trong vụ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo quyết định của bản án thì Dương Chí Dũng và đồng bọn phải liên đới bồi thường cho Vinalines trên 358 tỷ đồng (chia theo phần thì Dương Chí Dũng phải nộp 110 tỷ đồng) nhưng quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án đã xử lý tài sản mới kê biên và thu được trên 14 tỷ đồng, trong khi nghĩa vụ thi hành án của Dương Chí Dũng còn rất lớn”, một lãnh đạo TCTHADS nói.

Bên cạnh đó, hầu hết đương sự phải thi hành án phần trách nhiệm dân sự trong các vụ việc loại này phải chấp hành hình phạt tù với thời hạn dài, thậm chí bị tuyên án tử hình. Nhiều trường hợp không có tài sản, tiền, thu nhập để thi hành án hoặc gia đình, người thân không có khả năng hỗ trợ thi hành án.

Việc xác minh điều kiện thi hành án, ngoài các tài sản đã được kê biên, tuyên xử lý trong bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác, vì tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản.

Trong khi đó, cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thể căn cứ vào tình trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý mà không có thẩm quyền điều tra, chứng minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có.

Hơn nữa, cơ chế quản lý tài sản ở nước ta hiện nay còn thiếu minh bạch, các giao dịch kinh tế, dân sự hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thanh toán tiền mặt, do đó khó kiểm soát được thu nhập, tài sản của tổ chức, cá nhân và cũng gây khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản của cơ quan có thẩm quyền.

Một số trường hợp, công tác phối hợp trong thi hành án dân sự hiệu quả chưa cao, trong đó có việc chậm chuyển giao biên bản và tài liệu liên quan đến tài sản kê biên bảo đảm thi hành án trong giai đoạn tố tụng.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong việc thi hành án có yếu tố nước ngoài nói chung và trong truy tìm, xử lý tài sản bảo đảm thi hành án dân sự ở nước ngoài nói riêng còn chưa cụ thể, thậm chí chưa có quy định, dẫn đến công tác phối hợp, tổ chức thực hiện gặp khó khăn, lúng túng.

TCTHADS cho rằng cần phải nhận diện đầy đủ, chính xác những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự nói chung, trong thi hành án các vụ án tham nhũng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước nói riêng để giúp các chủ thể có liên quan đưa ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu trong chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện tốt các nhiệm được giao, qua đó có thể sớm thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và kéo giảm số việc và tiền phải thi hành án, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trong công tác phòng chống tham nhũng.

Đọc thêm

Kinh nghiệm từ dự án mạch 3

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành, chính thức vận hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phát biểu tại Lễ khánh thành hôm qua (29/8) cho biết, có nhiều kỷ lục được xác lập tại dự án này.

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp Lễ

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp Lễ
(PLVN) -  Trước nhu cầu đa dạng của khách hàng cùng xu hướng thanh toán không tiền mặt, ngân hàng đã tận dụng tối đa lợi thế về mặt công nghệ nhằm đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp thanh toán hiện đại. Mặt khác, ngân hàng còn đồng bộ hệ thống để hoạt động xuyên lễ thông qua các điểm giao dịch số tự động 365+.

Tọa đàm về tận dụng FTA trong ngành cà phê tại Đắk Lắk

Toàn cảnh buổi tọa đàm trực tiếp được tổ chức tại Đắk Lắk.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA), ngày 28/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công thương phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP, trong lĩnh vực cà phê”.

Công trình đường dây 500 kV mạch 3: Công trình của những kỳ tích

Công trình đường dây 500 kV mạch 3: Công trình của những kỳ tích
(PLVN) - Với tinh thần “chỉ bàn làm không bàn lùi”, tất cả các bộ, ngành, địa phương, người dân đã chung sức, đồng lòng cùng với ngành điện kịp thời giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đẩy nhanh tiến độ dự án. Theo Tổng giám đốc EVN, "đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào rằng dự án này đã lập kỳ tích của thời đại mới".

Gỡ khó pháp lý cho mô hình khu công nghiệp sinh thái

Nhà máy xử lý nước thải của KCN Nam Cầu Kiền được xây dựng theo mô hình vườn Nhật. (Ảnh:dauthau.vn).
(PLVN) - Để triển khai khu công nghiệp (KCN) sinh thái đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn cũng như cam kết mạnh mẽ của các nhà đầu tư (NĐT). Sau 10 năm triển khai, các quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp sự phát triển…

Thương vụ Việt Nam nối dài "Biên giới mềm" Quốc gia - Bài cuối: Tăng cường xây dựng mạng lưới kết nối quốc tế

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Không thể phủ nhận vai trò của hệ thống Thương vụ trong việc mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam. Nhưng để tận dụng được nhiều hơn cơ hội từ các thị trường, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên thì hệ thống Thương vụ cần tích cực hơn nữa trong việc phát huy vai trò của mình. Xung quanh vấn đề này, PLVN đã có cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Thương vụ Việt Nam nối dài "Biên giới mềm" Quốc gia - Bài 3: Chắt chiu cơ hội xuất khẩu…

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại Việt Nam tại Thụy Điển (giữa) trao đổi với nguyên Quốc vụ khanh Thụy Điển tại một sự kiện ở Stockholm.
(PLVN) - Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững xác định mục tiêu “Chuyển hóa các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được thành kết quả cụ thể trong việc tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ”... Với đội ngũ Thương vụ, đây luôn là nhiệm vụ xuyên suốt, nằm lòng trong nhiệm kỳ công tác.

Thương vụ Việt Nam nối dài 'Biên giới mềm' Quốc gia - Bài 2: 'Phao cứu sinh' của doanh nghiệp

Bà Dương Phương Thảo - Tham tán thương mại tại Italia trong một hoạt động “tiếp sức” cho hàng Việt ở nước ngoài.
(PLVN) - Không chỉ mở đường để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế, Thương vụ của ta ở nước ngoài còn là địa chỉ để doanh nghiệp trong nước được tư vấn hỗ trợ, thậm chí là nơi để doanh nghiệp“bấu víu” mỗi khi gặp những tình huống bất trắc, rủi ro trong các hoạt động ngoại thương.

Ngành Dầu khí vẫn duy trì đà tăng trưởng

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của PVN đã chính thức tham gia thị trường điện từ tháng 8/2024. (Ảnh: PVN).
(PLVN) - Mặc dù thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng 7 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng ở hầu hết các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh.

Thương vụ Việt Nam nối dài 'Biên giới mềm' quốc gia - Bài 1: 'Bắc cầu' vạn dặm cho hàng Việt Nam

Sản phẩm gạo của Việt Nam trong một siêu thị ở Cộng hòa Pháp.
(PLVN) - Hàng hóa Việt Nam đã có một hành trình dài cả thời gian, không gian để vượt qua biên giới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hiện diện trong đời sống kinh tế của người bản địa. Đó là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự góp sức quan trọng của hệ thống cơ quan Thương vụ trong quá trình hiện thực hóa chính sách ngoại giao kinh tế của Việt Nam.