Truyền thông Chính sách

Cần xây dựng Luật về Hòa giải thương mại

Ông Phan Trọng Đạt, Quyền Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC)
Ông Phan Trọng Đạt, Quyền Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC)
(PLVN) -Phương thức hòa giải thương mại có những ưu điểm nổi trội, đặc biệt tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, hiện nay chưa nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo PLVN phỏng vấn ông Phan Trọng Đạt, Quyền Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

-Thưa ông, xin ông cho biết về những kết quả hoạt động của VMC thời gian qua?

Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), được thành lập bởi VIAC năm 2018, là Trung tâm hòa giải thương mại đầu tiên tại Việt Nam. Về hoạt động giải quyết tranh chấp, tính đến tháng 8/2024, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) đã tiếp nhận 42 vụ tranh chấp, trong đó số vụ tranh chấp trong nước chiếm 74,3% và tranh chấp có yếu tố nước ngoài là 25,7%. VMC ghi nhận lĩnh vực tranh chấp đa dạng với một số vụ việc phức tạp, trong đó lĩnh vực mua bán hàng hoá chiếm tỉ lệ cao nhất với 35,9%; xây dựng, dịch vụ và hợp tác kinh doanh cũng là những lĩnh vực phổ biến tại VMC. Với các vụ tranh chấp mà các bên đã chọn được hoà giải viên, tỉ lệ hoà giải thành trên 90% và các bên tự nguyện thi hành thỏa thuận hoà giải thành là 100%.

Bên cạnh đó, năm 2024 VMC đã kết nạp thêm 11 Hoà giải viên mới, nâng tổng số Hoà giải viên trong danh sách lên 69 người (trong đó 15 Hoà giải viên nước ngoài). Hòa giải viên của VMC đều là các chuyên gia có uy tín và kỹ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoà giải tại Việt Nam và trên thế giới.

Ngoài hoạt động giải quyết tranh chấp, VMC chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn về hòa giải thương mại cho luật sư và doanh nghiệp. Hàng năm, VMC tổ chức các khoá tập huấn “Kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải thương mại” dành cho các luật sư, luật gia, doanh nghiệp, giảng viên. Năm 2024, VMC lần đầu tiên tổ chức khoá tập huấn “Kỹ năng Hoà giải viên” với sự tham gia giảng dạy của chuyên gia nước ngoài. VMC cũng tổ chức các cuộc thi về hòa giải cho sinh viên để “gieo mầm” phương thức này.

Về hoạt động hợp tác quốc tế, VMC cũng đã hợp tác với một số tổ chức, trung tâm hoà giải có uy tín trong khu vực và trên thế giới, trong đó bao gồm Trung tâm Hoà giải Quốc tế Singapore (SIMC), các trung tâm hòa giải của Thượng Hải, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc…

Các hoạt động đa đạng của VMC không những phát triển và mở rộng hoạt động của VMC mà còn góp phần nâng cao chất lượng hòa giải thương mại tại Việt Nam, quảng bá sự tồn tại và phát triển của hòa giải thương mại Việt Nam tới cộng đồng doanh nghiệp và luật sư nước ngoài.

- Hiện nay việc sử dụng phương thức hòa giải thương mại có những lợi ích, ưu điểm gì. Tại sao phương thức này có nhiều ưu điểm như vậy mà ít người biết đến và lựa chọn?

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có ưu điểm riêng. Đối với phương thức hòa giải, các đặc trưng như tiết kiệm thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp; giữ gìn và phát triển mối quan hệ cá nhân, quan hệ thương mại giữa các bên tranh chấp và tính bảo mật thông tin là các ưu điểm vượt trội so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Đặc biệt, không giống như các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tố tụng (Toà án hay Trọng tài), Hòa giải viên có thể cùng với từng bên tranh chấp đưa ra các giải pháp linh hoạt, sáng tạo, có lợi cho cả hai bên. Điều này giúp các bên hàn gắn mối quan hệ, dung hòa lợi ích, tạo ra các thỏa thuận/hợp tác mới và chuyển hóa bất đồng/tranh chấp thành cơ hội hợp tác. Sự linh hoạt này đặc biệt phù hợp trong các tranh chấp quốc tế, tranh chấp phức tạp hoặc trong những trường hợp mà việc duy trì mối quan hệ hợp tác lâu năm được doanh nhân đặt lên hàng đầu. Tôi nghĩ có hai lý do chính để phương thức này chưa được nhiều người biết đến và lựa chọn.

Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về hòa giải thương mại cũng như những lợi ích của phương thức này mang lại. Do vậy, họ thường có xu hướng sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống như Tòa án hoặc Trọng tài. Một số doanh nghiệp cũng có tâm lý e ngại sự thay đổi và chưa tin tưởng vào tính hiệu quả của hòa giải, vào vai trò của hòa giải viên. Ngoài ra, đa số doanh nghiệp cho rằng hòa giải không khác gì thương lượng với kết quả hòa giải thành không thể cưỡng chế thi hành trong khi thực tế là kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Thứ hai, về phía các luật sư: Một số luật sư tư vấn chưa tích cực giới thiệu phương thức hòa giải thương mại cho khách hàng của mình. Điều này có thể đến từ một số hiểu lầm phổ biến đối với phương thức hòa giải thương mại, bao gồm sự lo ngại về việc giảm thù lao của luật sư so với việc tranh tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài trong khi thực tế đã được chứng minh ngược lại. Thêm vào đó, một số luật sư có thể vẫn quen thuộc với phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, dẫn đến việc hòa giải thương mại chưa được khuyến khích và sử dụng rộng rãi.

-Ông có thể chia sẻ thêm những khó khăn đối với nghề hòa giải viên?

Ngoài yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của phương thức hòa giải là sự nhận thức đầy đủ về ưu/nhược điểm của phương thức này thì khảo sát cho thấy 3 yếu tố chính để phát triển hòa giải thương mại là: quy định pháp luật về hòa giải thương mại thuận lợi; các Trung tâm hòa giải vận hành hiệu quả và; đội ngũ Hòa giải viên có uy tín, chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm hòa giải.

Khó khăn lớn nhất có lẽ xuất phát từ thực tế là phương thức hòa giải mới và chưa được sử dụng nhiều nên nghề hòa giải viên chưa phát triển. Hầu như toàn bộ Hòa giải viên của VMC nói riêng và Hòa giải viên tại Việt Nam nói chung đều đang công tác ở các công việc khác như luật sư, giảng viên, chuyên gia…VMC đã và đang đẩy mạnh việc giới thiệu phương thức hòa giải tới cộng đồng luật sư, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để phương thức này sẽ được sử dụng nhiều hơn và Hòa giải viên sẽ được “làm việc” thực sự. Song song, VMC tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng dành cho luật sư, doanh nghiệp; các khóa đào tạo kỹ năng hòa giải viên để sẵn sàng về nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng phương thức hòa giải trong thời gian tới.

- Vậy để khắc phục những khó khăn đó thì cần có những giải pháp như thế nào từ phía nhà nước cũng như xã hội?

Trước hết, có thể khẳng định rằng chủ trương và pháp luật của nhà nước là ủng hộ và khuyến khích phương thức hòa giải thương mại với ví dụ là nội dung cấp tiến tại Chương 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Chúng tôi mong muốn Nhà nước sẽ ưu tiên cân nhắc xây dựng Luật về Hòa giải thương mại để một mặt nâng tầm cho phương thức này (các lĩnh vực hòa giải khác đều được điều chỉnh bởi Luật; duy nhất Hòa giải thương mại được điều chỉnh bởi Nghị định) đồng thời bổ sung được các qui định mới tạo thêm thuận lợi cho phương thức hòa giải. Ngoài ra, Việt Nam hiện là quan sát viên của Công ước Singapore 2019 về (công nhận) Thỏa thuận hòa giải thành quốc tế, nên cân nhắc và có lộ trình để sớm ký kết gia nhập Công ước này. Một số Công ước khác mà Việt Nam đã là thành viên như Công ước New York 1958 về Công nhận và Thi hành Phán quyết Trọng tài nước ngoài, Công ước Vienna 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế đã và đang thúc đẩy giao thương và đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Việc tham gia Công ước Singapore 2019 cùng chung mục đích tích cực đó.

Về phía cộng đồng luật sư, doanh nghiệp và doanh nhân: Chúng tôi tin tưởng rằng với tư duy cởi mở và hội nhập, họ đã và đang nhận thấy tính hiệu quả của phương thức hòa giải với công việc của họ. Không có doanh nhân nào mong muốn có tranh chấp với đối tác; không có doanh nhân nào chỉ muốn thắng và mất đi đối tác. Hòa giải là giải pháp hiệu quả, giúp họ hiểu quá khứ và hiện tại để hướng tới tương lai tươi sáng hơn./.

-Trân trọng cám ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Đọc thêm

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.