Gỡ khó pháp lý cho mô hình khu công nghiệp sinh thái

Nhà máy xử lý nước thải của KCN Nam Cầu Kiền được xây dựng theo mô hình vườn Nhật. (Ảnh:dauthau.vn).
Nhà máy xử lý nước thải của KCN Nam Cầu Kiền được xây dựng theo mô hình vườn Nhật. (Ảnh:dauthau.vn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để triển khai khu công nghiệp (KCN) sinh thái đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn cũng như cam kết mạnh mẽ của các nhà đầu tư (NĐT). Sau 10 năm triển khai, các quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp sự phát triển…

Nước thải chờ hướng dẫn để được sử dụng

Triển khai thí điểm từ cách đây chục năm với sự hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia quốc tế và nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, đến nay cả nước có khoảng 10 KCN chuyển đổi/phát triển theo mô hình KCN sinh thái. Tuy nhiên, việc chuyển đổi và hoạt động theo mô hình KCN sinh thái vẫn đang gặp nhiều vướng mắc.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) chia sẻ, Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Nam Cầu Kiền là Nhà máy xử lý nước thải đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đáp ứng về công năng kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ có 25% lượng nước thải trong KCN sau xử lý được tái sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường, nuôi cá… Trong năm 2024, Shinec đã hợp tác nghiên cứu triển khai dự án tái sử dụng nước thải công nghiệp bằng công nghệ màng lọc Nano sợi rỗng. Nước được thu hồi sau khi lọc sẽ được sử dụng cho mục đích công nghiệp trong KCN, bảo đảm mô hình tuần hoàn khép kín. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn...

Đây cũng là vướng mắc của KCN DEEP C (Hải Phòng). Ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc KCN DEEP C khẳng định, chất lượng nước thải sau xử lý còn tốt hơn chất lượng nước thô, nhưng cũng chưa thể đưa nước thải đã qua xử lý quay trở lại quy trình sản xuất công nghiệp mặc dù các nhà đầu tư thứ cấp trong KCN sẵn sàng tái sử dụng nước thải đã qua xử lý.

Quy trình xử lý nước thải 8 bước tại KCN DEEP C. (Ảnh: Thanh Thanh)

Quy trình xử lý nước thải 8 bước tại KCN DEEP C. (Ảnh: Thanh Thanh)

Hay tương tự với câu chuyện thu gom rác thải. Theo đại diện KCN DEEP C, nếu KCN được phép thực hiện các hoạt động tái chế, tái xử lý nguyên vật liệu thải trong nội bộ mà không phải xin giấy phép thu gom và xử lý chất thải thì có thể tạo ra được rất nhiều hoạt động cộng sinh và kinh tế tuần hoàn thay vì mang các chất thải này ra bãi rác đổ… “Vấn đề lớn nhất là Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, nhưng các quy định pháp luật lại chưa theo kịp tốc độ đó. Vì thế, nếu muốn xây dựng một KCN bền vững thì vẫn làm được nhưng mất rất nhiều thời gian và công sức…”, NĐT đến từ Vương quốc Bỉ chia sẻ.

Được biết, cách đây 5 năm, KCN DEEP C tiên phong trong việc sử dụng phế liệu nhựa, rác thải nhựa để làm đường (Báo Pháp luật Việt Nam đã có bài phản ánh), tuy nhiên sáng kiến này cũng xếp “ngăn kéo” vì chưa có hướng dẫn dù chủ đầu tư muốn triển khai làm đường nội bộ (!?).

Nâng cấp từ Nghị định lên Luật

Mô hình KCN sinh thái lần đầu tiên được thể chế hóa tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý KCN và Khu kinh tế (KKT), đặt nền móng pháp lý cho việc chuyển đổi các KCN thông thường sang KCN sinh thái và nhân rộng mô hình này.

Trong quá trình triển khai, Bộ KH&ĐT tiếp tục tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý để khuyến khích phát triển mô hình KCN sinh thái tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP. Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã kế thừa các quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP, bổ sung, hoàn thiện các quy định về: Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển KCN sinh thái; Tiêu chí xác định; Các ưu đãi; Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận KCN sinh thái, doanh nghiệp (DN) sinh thái; Các quy định liên quan đến chứng nhận lại hoặc chấm dứt hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận KCN sinh thái, DN sinh thái.

Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế. (Ảnh: Thanh Thanh)

Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế. (Ảnh: Thanh Thanh)

Theo bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT, cùng với sự phát triển của mô hình KCN sinh thái nhiều quy định đã trở nên bất cập, mà nổi lên vấn đề sử dụng nước thải trong các KCN do các quy định nằm rải rác trong các văn bản khác nhau…“Cùng với khó khăn về việc tái sử dụng chất thải, nước thải trong KCN thì việc triển khai KCN sinh thái đòi hỏi chi phí rất lớn và cam kết mạnh mẽ của các NĐT, do đó cần chính sách khuyến khích để các NĐT có động lực triển khai mạnh mẽ mô hình này…”, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT nhấn mạnh. Đồng thời trong ngắn hạn, Bộ KH&ĐT đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát về mặt pháp lý và sẽ có ý kiến cụ thể về việc sửa các quy định của pháp luật (về môi trường, về tài nguyên nước…) để có tiếng nói đồng bộ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cũng như tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho các KCN…

Tuy nhiên, về lâu dài, để tháo gỡ một cách căn cơ, theo đại diện Vụ Quản lý các KKT cần có văn bản có tính pháp lý cao hơn Nghị định để điều chỉnh các KKT, KCN, trong đó có các chính sách khuyến khích các KCN sinh thái… “Bộ KH&ĐT đang tham mưu cho Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật KCN, KKT với nhiều đột phá trong phát triển KCN sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển chuỗi cung ứng cũng như phát triển kinh tế xanh theo định hướng hiện nay…”, bà Hiếu cho hay.

“Tại thời điểm này, chúng tôi chưa thấy có một ưu đãi nào cho các KCN sinh thái. Sự khác nhau giữa đầu tư thông thường và đầu tư bền vững là vấn đề thời gian. Để có được cùng một lượng doanh thu thì đầu tư bền vững sẽ cần nhiều thời gian hơn. Chính vì thế, cách tốt nhất trong chính sách ưu đãi các NĐT hạ tầng là Chính phủ xem xét, nếu NĐT xây dựng thành công KCN sinh thái thì sẽ được gia hạn thời gian dự án là 70 năm (thay vì 50 năm như quy định hiện nay). Điều này sẽ giúp cho các NĐT có thời gian phân bổ chi phí khấu hao dài hơn…”. (Ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc KCN DEEP C)

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.

VASEP góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Theo VASEP, một số quy định trong Dự thảo đang gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, vì vậy cần được thay thế bằng chính sách khuyến khích, phù hợp hơn với thực tiễn.