Gương sáng Pháp luật

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh: “Mong Chương trình Gương sáng Pháp luật phát hiện, phản ánh được nhiều tấm gương trong cuộc sống”

(PLVN) - Là một trong các Gương sáng Pháp luật đã được Vinh danh năm 2021, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an nhận định, việc tôn vinh các tấm gương trong thực thi pháp luật cũng là một p hương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật hiệu quả. 

Phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật hiệu quả

Năm 2021, Bộ Tư pháp đã phê duyệt Đề án Bình chọn, tôn vinh cá nhân tiêu biểu trong xây dựng và thực hiện pháp luật (Gương sáng pháp luật).

Thực hiện Đề án này, nhân ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2021 và năm 2023, Ban Tổ chức đã tiến hành lựa chọn, tôn vinh 50 cá nhân tiêu biểu trong cả nước lần 1 và lần 2, là đại diện cho các ngành, lĩnh vực và địa phương, đã có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, tổ chức và thi hành pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp, những tấm gương anh dũng, đức hy sinh của công dân và cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việt Nam là một trong số ít các nước ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, để pháp luật đi vào cuộc sống, chúng ta có nhiều phương pháp, phương thức để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và một trong những cách giáo dục tốt nhất được đúc kết là nêu gương do phương pháp này rất gần gũi, thực tế, dễ thực hiện theo. Chương trình bình chọn, tôn vinh Gương sáng Pháp luật do Báo Pháp luật Việt Nam được giao chủ trì thực hiện từ năm 2021 chính là cách triển khai hiệu quả của phương pháp này.

Tiếp theo thành công và ý nghĩa của Chương trình Bình chọn, tôn vinh Gương sáng Pháp luật năm 2021 và năm 2023, bắt đầu từ tháng 7/2024, Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục phát động Chương trình Bình chọn, tôn vinh Gương sáng Pháp luật năm 2025 (lần 3) và dự kiến tổ chức buổi lễ vinh danh vào tháng 7/2025.

Việc bình chọn, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng và thi hành pháp luật cũng là hoạt động nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng việc xây dựng những cá nhân tiêu biểu, nhân vật điển hình trong việc thực hiện pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Việc bình chọn căn cứ theo Quyết định số 341/QĐ-BTP ngày 9/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật”. Quy trình bình chọn được thực hiện khách quan, công khai dựa trên hồ sơ bình chọn và các tiêu chí bình chọn. Hội đồng bình chọn sẽ hiệp y lựa chọn trên cơ sở hồ sơ và danh hiệu các cá nhân được lựa chọn vào danh sách chung khảo.

Gửi ý kiến tới Chương trình, nhiều địa phương đề nghị Ban tổ chức Chương trình cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông để đông đảo người dân biết đến Chương trình, biết đến các nhân vật trong bài viết, đặc biệt là nhân vật được vinh danh.

Đây là cách thức hiệu quả để chúng ta có thể vừa lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời cũng giúp chúng ta nắm được thông tin đa chiều từ dư luận đối với các Gương sáng Pháp luật.

Hội đồng bình chọn là tập thể gồm các cá nhân có uy tín, đại diện cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp do Ban Tổ chức thành lập để thực hiện việc bình chọn danh hiệu Gương sáng Tư pháp. Số lượng thành viên Hội đồng bình chọn từ 9 đến 11 người. Hội đồng bình chọn hoạt động theo Quy chế bình chọn. Khi bình chọn, Hội đồng bình chọn hoạt động theo phương thức chấm điểm và bỏ phiếu. Hội đồng bình chọn thực hiện việc bình chọn, đánh giá khách quan, trung thực trên cơ sở hồ sơ bình chọn do Tổ Thư ký chuẩn bị. Thành viên của Hội đồng bình chọn ký xác nhận trên các phiếu chấm điểm và ký vào các biên bản chung của cuộc bỏ phiếu kín và chung kết các cuộc bình chọn.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an, một trong các Gương sáng Pháp luật được vinh danh năm 2021 hoan nghênh sáng kiến của Báo Pháp luật Việt Nam trong việc tôn vinh các tấm gương trong thực thi pháp luật. "Bởi như Bác Hồ đã nói “vấn đề Tư pháp trong lúc này suy cho cùng là ở đời và làm người”, pháp luật phải thông qua hành vi của con người để trở thành sức mạnh và đó là “đời” - Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh.

Để Chương trình bình chọn được hoàn thiện, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh đề xuất có thể mở rộng đối tượng bình chọn cho cả tổ chức, chứ không chỉ bình chọn cho các cá nhân. Điều đó xuất phát từ chỗ giữa cá nhân và tổ chức có mối quan hệ logic: tổ chức tốt dễ tạo điều kiện cho cá nhân tỏa sáng và ngược lại, cá nhân tỏa sáng thì họ phải hoạt động trong khuôn khổ một tổ chức và họ có thể truyền cảm hứng lan tỏa, dẫn dắt làm cho tổ chức tốt lên.

Cũng theo Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, hiện nay, quy định của pháp luật rất nhiều, rất tốt nhưng thực thi trong cuộc sống còn nhiều điểm chưa tốt. Vì vậy, thực thi pháp luật giữ vai trò quan trọng và ông Ngọc Anh mong rằng chúng ta sẽ phát hiện, phản ánh được nhiều tấm gương trong cuộc sống để tác động đến mọi người, để những ai chưa tốt sẽ nhìn vào họ mà làm theo, giúp pháp luật phát huy giá trị vật chất, thúc đẩy xã hội phát triển và sự văn minh của xã hội.

Để cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ luật pháp

Theo quy định của Chương trình, đối tượng bình chọn là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp có thành tích và được cơ quan nơi công tác, cơ quan Nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp xét tặng danh hiệu, giải thưởng từ cấp tỉnh, thành phố trở lên về những nỗ lực, đóng góp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Qua 2 mùa tổ chức, Chương trình Bình chọn, vinh danh Gương sáng pháp luật của Báo Pháp luật Việt Nam đã vinh danh 100 cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng, thực thi pháp luật

Qua 2 mùa tổ chức, Chương trình Bình chọn, vinh danh Gương sáng pháp luật của Báo Pháp luật Việt Nam đã vinh danh 100 cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng, thực thi pháp luật

Các cá nhân có hành động, việc làm cụ thể mang tính tích cực nêu gương, đóng góp đối với quá trình xây dựng và tổ chức, thi hành pháp luật, đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp tặng thưởng đối với thành tích đã đạt được, có ý nghĩa tích cực đối với việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật cũng là đối tượng của Chương trình

Đồng thời, Chương trình cũng vinh danh các cá nhân có hành động anh dũng, đức hy sinh trong việc bảo vệ pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cộng đồng, được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị Ban Tổ chức xét tặng và tôn vinh Gương sáng Pháp luật để ghi nhận lòng quả cảm, đức hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và thực hiện pháp luật; góp phần lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn tốt đẹp cao thượng trong xã hội.

Qua 2 mùa tổ chức, Chương trình bình chọn, tôn vinh Gương sáng Pháp luật do Báo Pháp luật Việt Nam được giao chủ trì thực hiện đã đưa ra những con người cụ thể, hoàn cảnh cụ thể, việc làm tốt cụ thể.

Thay vì đưa những điều khoản khô khan thì những gương sáng đó là hiện thân của nhận thức pháp luật, của tuân thủ pháp luật nên có sức lan tỏa rất lớn.

Bởi vậy, Chương trình được đánh giá là có ý nghĩa tích cực trong việc nhân rộng và lan tỏa ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống để cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ luật pháp.

Để Chương trình bình chọn được hoàn thiện, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh đề xuất có thể mở rộng đối tượng bình chọn cho cả tổ chức, chứ không chỉ bình chọn cho các cá nhân. Điều đó xuất phát từ chỗ giữa cá nhân và tổ chức có mối quan hệ logic: tổ chức tốt dễ tạo điều kiện cho cá nhân tỏa sáng và ngược lại, cá nhân tỏa sáng thì họ phải hoạt động trong khuôn khổ một tổ chức và họ có thể truyền cảm hứng lan tỏa, dẫn dắt làm cho tổ chức tốt lên.

Danh hiệu Gương sáng Pháp luật là sự ghi nhận của Ban Tổ chức, Hội đồng bình chọn Gương sáng Pháp luật đối với các cá nhân được bình chọn, đáp ứng các tiêu chí bình chọn quy định tại Quy chế Bình chọn. Danh hiệu Gương sáng Pháp luật được Bộ Tư pháp trao tặng các cá nhân được bình chọn nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.

Các Gương sáng Pháp luật được tôn vinh qua 2 lần tổ chức của Báo Pháp luật Việt Nam đều cảm thấy vinh dự và tự hào nhưng đó là phần thưởng thực sự xứng đáng với họ bởi những cống hiến, những việc làm của họ, góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật, đưa pháp luật hiện hữu trong cuộc sống.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.

"Nhiều việc phải làm ngay để triển khai hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Một trong những ưu điểm của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua là điều khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 72, bảo đảm để các cơ quan đã và sắp trình các dự án Luật, Nghị quyết không bị động về thời gian, hồ sơ trình… khi Luật sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025

Chậm nhất 5 năm, phải sắp xếp đúng quy định số lượng cấp phó của người đứng đầu

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết
(PLVN) - Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ: Khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định của pháp luật thì chậm nhất là 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.

Ban hành văn bản trong một số trường hợp đặc thù: Đáp ứng nhanh những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại hội trường. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) đã quy định một số trường hợp VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và việc xây dựng, ban hành VBQPPL trong trường hợp đặc biệt. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đang diễn ra.

Đại tá Nguyễn Quang Vinh làm Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang

Đại tá Nguyễn Quang Vinh (Ảnh: Công an Bắc Giang).
(PLVN) - Sáng 17/2, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì lễ công bố quyết định về việc điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó Cục trưởng, Thư ký lãnh đạo Bộ Công an, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang.

Thi hành án dân sự: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Thi hành án dân sự: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -  Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) vừa có văn bản gửi Cục trưởng Cục THADS địa phương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục trong đó yêu cầu thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và phương án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sớm ổn định tổ chức trước Đại hội Đảng các cấp năm 2025 .