Bộ Tư pháp sẵn sàng tiếp tục đồng hành cùng Liên minh Công chứng Quốc tế

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 21/2, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam phối hợp với Liên minh Công chứng Quốc tế tổ chức Hội nghị lần thứ 7 của Ban lãnh đạo Liên minh Công chứng quốc tế (UINL). Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Chủ tịch UINL Lionel Galliez cùng các thành viên Ban lãnh đạo.

Hội nghị còn có sự tham gia của các đại biểu đến từ 18 quốc gia đang giữ các vị trí lãnh đạo trong UINL và Chủ tịch các Ủy ban thuộc các châu lục.

Chương trình nghị sự bàn về các vấn đề quan trọng của Liên minh như Đạo luật mẫu về công chứng quốc tế; nghe báo cáo kết quả hoạt động của các nhóm công tác và nhóm Ủy ban; việc cải cách điều lệ và quy chế; cử nhân sự bổ sung vào các nhóm công tác, các ủy ban của Liên minh…

Liên minh Công chứng Quốc tế là tổ chức lớn nhất của các công chứng viên trên phạm vi toàn cầu với 94 thành viên là các tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên tại các quốc gia áp dụng hệ thống công chứng Latin. Trong những năm qua, Liên minh Công chứng Quốc tế đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đối với công chứng Việt Nam như cử chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách và hiện đại hóa hệ thống công chứng, khẳng định vai trò của công chứng trong việc bảo đảm an toàn cho các giao dịch dân sự quan trọng, đặc biệt việc xây dựng Luật Công chứng sửa đổi (2024) nhận được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả từ UINL.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết, Bộ Tư pháp Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu mà Liên minh Công chứng Quốc tế đã đạt được trong việc xây dựng một cộng đồng công chứng chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại Hội nghị.

Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống công chứng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam luôn mong muốn học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia thành viên Liên minh Công chứng Quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ công chứng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi cho biết, vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công chứng năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng; tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, từng bước phát triển nghề công chứng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việt Nam là thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng Quốc tế. Sự kiện gia nhập Liên minh Công chứng Quốc tế không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống công chứng Việt Nam mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác, học hỏi và phát triển cùng các nền công chứng tiên tiến trên thế giới. Công chứng đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm an toàn pháp lý, góp phần xây dựng một nền tư pháp minh bạch, công bằng và hiệu quả. Việc trở thành thành viên của Liên minh Công chứng Quốc tế sẽ giúp Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam tiếp cận được những kinh nghiệm quý báu, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực công chứng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi khẳng định, Bộ Tư pháp Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đồng hành cùng Liên minh Công chứng Quốc tế trong các sáng kiến hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực công chứng.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Chí Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam chia sẻ với các thành viên trong Liên minh về ngành công chứng tại Việt Nam. Theo ông Thiện, ngành công chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong các giao dịch. Các giao dịch phải công chứng là các giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao dịch.

Theo thống kê đến tháng 12/2024, số lượng công chứng viên của cả nước là 3.457 công chứng viên. Số lượng này tăng lên đáng kể so với những năm trước đây, thể hiện sự phát triển và phổ biến của nghề công chứng tại Việt Nam.

Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Uzbekistan; Hiệp hội Công chứng viên Mông Cổ và Hiệp hội Công chứng viên Trung Quốc./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Đọc thêm

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.