Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, tăng giá bất hợp lý sau bão Yagi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi.

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.

Công điện nêu rõ, trong 8 tháng đầu năm, công tác quản lý, điều hành giá đã được triển khai đồng bộ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, theo đó các bộ, ngành, địa phương, tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, sau khi bão Yagi đi qua, tình hình trở nên phức tạp hơn khi nhiều địa phương, đặc biệt là các vùng nông nghiệp, chịu thiệt hại nặng nề. Mưa lớn không chỉ gây lũ lụt, mà còn làm đứt gãy giao thông và gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa.

Hậu quả là một số mặt hàng thiết yếu như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... đã trở nên khan hiếm ở nhiều nơi, dẫn đến việc tăng giá cục bộ. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và sinh hoạt của người dân, đặc biệt là ở các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai.

Trước bối cảnh này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu các đơn vị, cơ quan và địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm quản lý và điều hành giá theo đúng tinh thần của Công điện số 61/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu là đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu. Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, hoặc đầu cơ tăng giá bất hợp lý, gây thêm khó khăn cho người dân. Các đơn vị quản lý cũng phải sử dụng linh hoạt các công cụ và biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật để giữ ổn định thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy mạnh giám sát việc niêm yết giá, kê khai giá và công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Đồng thời, việc thông tin, tuyên truyền về giá cả thị trường cần được thực hiện kịp thời, minh bạch để ổn định tâm lý người tiêu sau bão lũ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các Bộ theo chức năng, nhiệm vụ chủ động tham mưu cho Chính phủ các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu đang gặp khó khăn trong lưu thông sau bão.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nắm bắt sát sao diễn biến giá cả và cung cầu hàng hóa trên địa bàn, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Chính quyền địa phương cần giám sát chặt chẽ thị trường tại các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm mua sắm, không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm hay đầu cơ nâng giá. Những hành vi lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước chỉ đạo các Cục Dự trữ nhà nước khu vực bố trí lực lượng trực 24/24h, sẵn sàng tổ chức xuất cấp gạo, vật tư và phương tiện cứu nạn, cứu hộ…kịp thời từ các kho dự trữ quốc gia cho các tỉnh, thành phố theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.

Đọc thêm

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.