Thương vụ Việt Nam nối dài 'Biên giới mềm' Quốc gia - Bài 2: 'Phao cứu sinh' của doanh nghiệp

Bà Dương Phương Thảo - Tham tán thương mại tại Italia trong một hoạt động “tiếp sức” cho hàng Việt ở nước ngoài.
Bà Dương Phương Thảo - Tham tán thương mại tại Italia trong một hoạt động “tiếp sức” cho hàng Việt ở nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không chỉ mở đường để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế, Thương vụ của ta ở nước ngoài còn là địa chỉ để doanh nghiệp trong nước được tư vấn hỗ trợ, thậm chí là nơi để doanh nghiệp“bấu víu” mỗi khi gặp những tình huống bất trắc, rủi ro trong các hoạt động ngoại thương.

Thiết kế cơ hội giao thương

Hai năm liên tiếp, Bộ Công Thương tổ chức sự kiện “VietNam International Sourcing” với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn phân phối lớn nhất thế giới. Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ - châu Âu (Bộ Công Thương) - ông Tạ Hoàng Linh nói, đây là sự kiện lớn với sự vào cuộc chưa từng có của hơn 60 Thương vụ/Chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.

Qua đó, hàng trăm đoàn thu mua của những hệ thống phân phối lớn nhất thế giới đã đến Việt Nam để tìm kiếm nguồn hàng, tìm đối tác. Đây đều là những “ông lớn” chi phối thị trường tại các quốc gia mà họ có mặt. Vào được các hệ thống lớn này đồng nghĩa với việc tiếp cận được đến tận những người tiêu dùng bản địa.

Để làm được điều này, hệ thống các cơ quan Thương vụ của Việt Nam đã có cả quá trình tìm hiểu và những cuộc tiếp xúc, mời chào rất trân trọng. Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh khẳng định, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc vận động, kêu gọi các nhà nhập khẩu, kênh phân phối và doanh nghiệp thu mua quốc tế tham dự sự kiện “VietNam International Sourcing” cũng như mở ra những con đường rộng hơn cho hàng Việt “bay xa”.

Đáng chú ý, theo Vụ trưởng Linh, các doanh nghiệp quốc tế được hệ thống Thương vụ trực tiếp đưa về Việt Nam đều là các doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng ở Việt Nam một cách thực sự. Cụ thể, rất nhiều nhân sự tham dự sự kiện kết nối này là những người có thẩm quyền hoặc có tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn nguồn hàng (đặc biệt là những hệ thống phân phối quốc tế). Điều đó giúp doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn được nhiều khâu trung gian cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí trong tiếp thị.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ tham dự Hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ tham dự Hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ.

Trao đổi với PLVN, ông Vũ Anh Sơn - Tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp cho hay, để tiếp cận được với phân khúc cuối cùng của thị trường bán lẻ ở một quốc gia châu Âu, ngoài việc nỗ lực tự thân của doanh nghiệp thì Thương vụ Việt Nam tại thị trường sở tại, với những hiểu biết sâu sắc về đặc thù của thị trường, phương thức vận hành của hệ thống bản lẻ và những kế hoạch hành động dài hạn, tổng thể do Thương vụ kết hợp xây dựng với đối tác… sẽ như những “cánh tay nối dài”, giữ vai trò then chốt trong việc hỗ trợ đưa hàng hóa Việt Nam tới các đại siêu thị trên thế giới.

“Đóng thế” doanh nghiệp lúc nguy nan…

Bên cạnh việc “lót đường” cho hàng Việt vươn xa, hệ thống Thương vụ của ta còn phải ra tay trong nhiều vụ việc mà doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ trở thành “nạn nhân” chịu thiệt hại trong các giao dịch quốc tế.

Ngoại giao các nước nể Thương vụ vì vụ “giải cứu” các container điều ở Italia

Theo Tham tán thương mại Dương Phương Thảo, thành công lấy lại được toàn bộ số lượng hàng là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các cấp, ngành. Đầu tiên, đó là sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cuộc điện đàm của Thủ tướng với Thủ tướng Italia Mario Draghi. Nhờ cuộc điện đàm này mà truyền thông Italia biết đến sự việc. Sau đó, các cơ quan chức năng của Italia, các cơ quan ngoại giao của các nước tại Italia đã đánh giá cao cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Italia nói chung và Thương vụ Việt Nam tại Italia nói riêng.

Nhắc lại vụ việc doanh nghiệp trong nước đối mặt nguy cơ mất trắng 100 container hạt điều xuất sang Italia 2 năm trước, bà Dương Phương Thảo - Tham tán thương mại tại Italia cho biết, chỉ sau chưa đầy 3 tháng, nhờ những nỗ lực hết mình và hỗ trợ tích cực của các bên liên quan tại Việt Nam và Italia, vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italia, qua môi giới của Công ty Kim Hạnh Việt, đã được xử lý rất thành công.

“Lấy lại được toàn bộ số lượng hàng là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các cấp, ngành. Đầu tiên, đó là sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, rồi cuộc điện đàm của Thủ tướng với Thủ tướng Italia Mario Draghi. Nhờ cuộc điện đàm này mà truyền thông ở Italia biết đến sự việc nói trên”, Tham tán thương mại Dương Phương Thảo nhớ lại.

Được biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng kịp thời có Công thư gửi Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Italia đề nghị phía bạn quan tâm, chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam. Tiếp theo, Đại sứ quán Việt Nam, cụ thể là Thương vụ Việt Nam tại Italia đã nhanh chóng vào cuộc. Theo đó, Thương vụ Việt Nam tại Italia đã huy động mọi nguồn lực, từ trực tiếp làm việc với các cơ quan hữu quan của Italia như các hãng vận chuyển, Cảnh sát kinh tế tài chính, chính quyền các cảng hỗ trợ Công ty Luật Gallasso & Associati lập hồ sơ khởi kiện tại các tòa dân sự, hình sự tại các địa phương. Đồng thời đánh động toàn bộ hệ thống cảng và ngân hàng của Italia về vụ việc này.

Tuy nhiên, theo bà Thảo, thắng lợi lớn khi giải quyết vụ việc này đó là sau khi phát hiện những dấu hiệu lừa đảo đối với những container hàng đầu tiên được gửi sang Italia, các doanh nghiệp Việt Nam đã dừng ngay việc giao hàng, giữ lại được 26 container. Một số container hạt điều còn chứng từ gốc đã được bán lại ở Italia, tái xuất khẩu hoặc đưa về Việt Nam. Cuối cùng, các công ty Việt Nam chỉ bị mất kiểm soát 35 bộ chứng từ gốc.

Mất cả tháng để hồi âm… mấy dòng thư “Chỉ một email với vài dòng chữ từ quê nhà gửi qua, có khi Thương vụ của ta phải mất tới cả tuần, thậm chí là cả tháng trời mới tìm hiểu xong thông tin để có cơ sở hồi âm cho các yêu cầu của doanh nghiệp trong nước”, ông Lê An Hải - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Công Thương, nguyên Tham tán thương mại tại Hàn Quốc.

Mất cả tháng để hồi âm… mấy dòng thư

“Chỉ một email với vài dòng chữ từ quê nhà gửi qua, có khi Thương vụ của ta phải mất tới cả tuần, thậm chí là cả tháng trời mới tìm hiểu xong thông tin để có cơ sở hồi âm cho các yêu cầu của doanh nghiệp trong nước”, ông Lê An Hải - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Công Thương, nguyên Tham tán thương mại tại Hàn Quốc.

Đáng nói, sau khoảng 2 tuần kể từ khi xảy ra sự việc, toàn bộ 35/35 container bị mất chứng từ gốc đều đã an toàn nằm trong các cảng của Italia. Nhờ sự vào cuộc của Thương vụ tại Italia cùng với sự hỗ trợ chuyên ngành của Công ty luật Gallasso & Associati, Cảnh sát Italia đã ra lệnh phong tỏa các container hàng hóa này, không cho ai được phép lấy hàng ra cho dù có bộ chứng từ gốc trong tay. Khi nào có sự phán quyết của tòa án, các container này mới được “giải phóng”.

Trong khoảng thời gian đó, các công ty Việt Nam đã nộp đơn kiện ra các tòa dân sự và tòa hình sự Italia tại các địa phương mà 5 công ty nhập khẩu của Italia đăng ký kinh doanh. Sau đó là khoảng thời gian để các doanh nghiệp Việt Nam chứng minh là hàng của mình và giành lại quyền sở hữu hàng hóa.

Được biết, sau thành công trong việc thu hồi toàn bộ các container hạt điều tại cảng ở Italia, các cơ quan chức năng của Italia, các cơ quan ngoại giao của các nước tại Italia đã đánh giá rất cao cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Italia nói chung, Thương vụ Việt Nam tại Italia nói riêng vì đã kịp thời xử lý vụ việc, ngăn chặn được âm mưu lừa đảo.

“Cho đến nay, chỉ Việt Nam mới giành thắng lợi thu hồi được toàn bộ các container hàng bị lừa đảo”, Tham tán thương mại Dương Phương Thảo nói. Và điều đó đã khẳng định được vai trò của đội ngũ những người làm công tác ngoại giao kinh tế dù là ở địa bàn thuận lợi hay lúc đối mặt với những tình huống khó khăn. Sự nỗ lực của họ không chỉ là “đòn bẩy” giúp hàng hóa Việt Nam dễ thâm nhập vào thị trường nước sở tại mà đôi khi tác nghiệp của họ lại như những “chiếc phao cứu sinh” đối với doanh nghiệp trong tình huống bất trắc, rủi ro...

Ông Lê An Hải - Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Bộ Công Thương, người từng có 2 nhiệm kỳ làm Tham tán thương mại tại Hàn Quốc - chia sẻ với PLVN rằng, nhiệm kỳ công tác của ông ở quốc gia Đông Bắc Á này là giai đoạn đầu sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, công việc của ông ở thị trường Hàn Quốc khá thuận lợi do mối quan hệ thân thiết giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước.

Tuy nhiên, ông Hải cũng đã từng phải “đóng thế” một doanh nghiệp Việt khi đứng đơn để kiện một doanh nghiệp địa phương ở Hàn Quốc. Thời gian dành cho công việc này rất nhiều, đi lại cũng nhiều nhưng ông Hải vẫn bỏ tiền ra đi làm vì đó là trách nhiệm của Thương vụ. Ngay cả việc giúp doanh nghiệp Hàn Quốc trong việc xử lý tranh chấp với doanh nghiệp Việt Nam, Thương vụ cũng thực hiện, dù đó không phải là nhiệm vụ. “Nhưng đó là cách để bảo vệ uy tín cho Việt Nam và chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình dù nguồn kinh phí để thực hiện những công việc như thế còn có hạn”, ông Hải chia sẻ.

Thực tế, một email với vài dòng chữ từ quê nhà gửi qua đề nghị hỗ trợ, có khi Thương vụ phải mất cả tuần, thậm chí cả tháng mới tìm hiểu được thông tin để hồi âm các yêu cầu của doanh nghiệp trong nước. Nhưng dù có mất thời gian, tất cả các Tham tán thương mại của ta ở nước ngoài đều thực hiện với mong muốn mang lại những lợi ích tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Bởi họ luôn hiểu rằng, Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài là địa chỉ duy nhất mà doanh nghiệp có thể được tư vấn, hỗ trợ và kết nối thương mại quốc tế.

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.

VASEP góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Theo VASEP, một số quy định trong Dự thảo đang gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, vì vậy cần được thay thế bằng chính sách khuyến khích, phù hợp hơn với thực tiễn.

Năm nay, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 15%?

Sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn hiệu quả.
(PLVN) -  Hiện, mức tăng trưởng tín dụng mới đạt 7,75% nhưng với tốc độ tăng trưởng vài tháng gần đây, cộng thêm xu hướng khởi sắc chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tin rằng, năm 2024 có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.

Khơi thông động lực tăng trưởng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, trong các giải pháp được Chính phủ nêu ra có giải pháp tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; quyết liệt thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST), khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới (như chíp bán dẫn, AI…).

Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm việc với các bên tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực 1. (Ảnh: PĐ)
(PLVN) - Sáng 8/9, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan TP Hải Phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn
(PLVN) - Bộ Tài chính khẳng định, quan điểm của ngành Thuế là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, mua bán hóa đơn, chủ động phối hợp với cơ quan điều tra hoặc chuyển hồ sơ xử lý theo quy định…

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu để “bước vào” thị trường tín chỉ carbon. (Ảnh: VNCPC)
(PLVN) - Sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon đang đối mặt với nhiều khó khăn, phần lớn xuất phát từ việc thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng và đồng bộ. Mặc dù các doanh nghiệp, tổ chức đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của giảm phát thải khí nhà kính và sẵn sàng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, họ vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả.

Chiến lược carbon thấp đưa thương hiệu Việt ra quốc tế

Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Mekong Asean)
(PLVN) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng khi những thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… áp dụng các yêu cầu khắt khe về môi trường. Việc xây dựng một chiến lược carbon thấp để vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội không hề đơn giản, trở thành một thách thức cho các thương hiệu Việt muốn chinh phục thị trường quốc tế.

Phát triển kinh tế xanh, ứng phó biến đổi khí hậu: Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu

Việt Nam quyết tâm mạnh mẽ trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức khắc nghiệt từ biến đổi khí hậu. Việc áp dụng tín chỉ carbon không chỉ giúp các quốc gia giảm thiểu tác động tiêu cực của khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế xanh, nâng cao vị thế quốc gia trong thực hiện các cam kết quốc tế.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.
(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.