Nhiều kết quả tích cực trong tự động hóa quy trình thủ tục hải quan năm 2024

Hoạt động nghiệp tại Hải quan Hải Phòng. (Ảnh minh họa: H Phúc)
Hoạt động nghiệp tại Hải quan Hải Phòng. (Ảnh minh họa: H Phúc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với chủ đề thi đua năm 2024: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Hải quan” và phong trào thi đua giai đoạn 2024 - 2025, toàn ngành Hải quan đã quyết tâm thi đua và cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2024.

Trong đó, công tác đơn giản, tự động hóa quy trình thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại đạt nhiều kết quả tích cực.

Duy trì kết nối 250 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia

Cụ thể, trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Tính đến 15/11/2024, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 thủ tục hành chính (TTHC) của 13 Bộ, ngành kết nối với hơn 75,4 nghìn doanh nghiệp. Duy trì kết nối chính thức để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 09 nước thành viên ASEAN. Hiện đang phối hợp kiểm thử trong môi trường thử nghiệm với Lào và đang mở rộng trao đổi thông tin với các đối tác thương mại như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ....

Trong năm 2024, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với 69 dự thảo xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và các đề án về kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do các Bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ, UBND các tỉnh, TP gửi lấy ý kiến. Rà soát, chuẩn hóa Danh mục chuyên ngành của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương cho phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm 2024, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 381/CT-TCHQ ngày 24/01/2024 về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2024 - 2025. Tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chuyển đổi số; giới thiệu Mô hình nghiệp vụ tổng thể Hải quan số, Hải quan thông minh.

Để triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao về đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực Hải quan tại Công văn số 245/TTg-KTTH ngày 17/4/2024, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 kèm theo Quyết định số 1254/QĐ-TCHQ ngày 28/5/2024, trong đó cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao để chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện. Đồng thời, ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1550/QĐ-TCHQ ngày 27/6/2024. Tổng cục Hải quan đang tập trung triển khai 5 nhiệm vụ công nghệ thông tin đã được Bộ Tài chính cấp kinh phí nhằm đảm bảo an toàn cho Trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan và xây dựng Hệ thống xử lý thông quan khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố.

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hiện nay, có 225 TTHC trong lĩnh vực hải quan; trong đó, 214 thủ tục do cơ quan Hải quan thực hiện gồm: 132 TTHC được cung cấp DVCTT toàn trình; 61 TTHC được cung cấp DVCTT một phần; 21 TTHC được cung cấp thông tin trực tuyến. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng đã kết nối, tích hợp 98 DVCTT trong lĩnh vực hải quan đang được cung cấp trên Hệ thống cung cấp DVCTT lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; hoàn thành xây dựng Cổng kết nối tra cứu thông tin về công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an và đào tạo, hướng dẫn các đơn vị sử dụng.

Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng cục Hải quan đã thành lập Tổ công tác làm việc với Hải quan Nam Ninh, Trung Quốc để triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình cửa khẩu thông minh giữa tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Ngày 17/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Việt Nam - Trung Quốc tại 2 đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan.

Tổng cục Hải quan cũng đã trao đổi, hội thảo với các cơ quan, Bộ, ngành liên quan về Đề án mô hình Cửa khẩu số cho các cửa khẩu đường bộ để làm rõ và thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn thẩm quyền, nội dung triển khai thực hiện Đề án; đảm bảo về mặt pháp lý và thống nhất về các quy trình, thủ tục, kiểm tra giám sát hải quan, cũng như các quy trình nghiệp vụ khác, đặc biệt là đặc thù của những cửa khẩu khác nhau, tránh gây lãng phí đầu tư xây dựng, nguồn nhân lực để hoàn thiện hồ sơ xây dựng Đề án.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Đọc thêm

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.