Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh kinh tế trong nước phải chịu nhiều áp lực từ những yếu tố bất lợi của thị trường nước ngoài, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính. Trong đó, đáng chú ý là các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng quy mô của các chính sách miễn giảm này khoảng 191 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2024 nhưng nhờ sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và sự triển khai có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ của các cơ quan, kết quả thu ngân sách nhà nước đã đạt những kết quả tích cực, đạt 109,56% chỉ tiêu được giao.

Ban Tổ chức Hội nghị đã giới thiệu tới đại diện khoảng 450 doanh nghiệp về các nội dung mới của chính sách thuế, hải quan. Các vướng mắc liên quan đến quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ qua kho ngoại quan cho đối tác nước ngoài; xử lý nguyên phụ liệu khi hợp đồng gia công kết thúc; hoàn thuế VAT; hóa đơn điện tử… đã được đại diện Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế giải đáp thỏa đáng cho doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thuế, hải quan địa phương kịp thời tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp.

Đơn cử, liên quan đến vướng mắc của Công ty Cosmo Việt Nam về xử lý nguyên phụ liệu khi hợp đồng gia công kết thúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, trường hợp hợp đồng gia công dư thừa căn cứ Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có hướng dẫn, chế tài xử lý. Theo đó, một là, tái xuất ra nước ngoài trả lại bên gia công. Hai là, thực hiện thanh lý bán ra thị trường nội địa; cho, biếu, tặng hoặc là tiêu hủy.

Tuy nhiên, trong trường hợp bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng để quản lý thuế. Trong trường hợp tiêu hủy, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu hủy và có sự giám sát của cơ quan Hải quan.

Đối với các sản phẩm gia công, nếu trường hợp đối tác nước ngoài chỉ định xuất khẩu tại chỗ thì đề nghị Công ty căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35 Thông tư 38, 39 để thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ. Trong trường hợp thực hiện tiêu hủy, doanh nghiệp thông báo cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký thực hiện thủ tục hải quan để giám sát theo quy định.

Liên quan đến vướng mắc về hoàn thuế, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Công ty VUK cho biết, việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thời gian qua gặp khó khăn do doanh nghiệp khó xác định được đối tác chỉ định ở nước ngoài có hiện diện ở Việt Nam hay không. Bởi để xác định được điều này cần phải kiểm tra luôn việc đầu tư của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Điều này vượt khả năng của doanh nghiệp. Khi mua bán, đối tác nước ngoài cam kết không hiện diện tại Việt Nam doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết. Nhưng thanh tra, kiểm tra phát hiện đối tác có góp vốn hoặc có cổ phần tại Việt Nam, dẫn đến doanh nghiệp không được hoàn thuế.

Giải đáp thắc mắc, Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn cho biết, hiện nay Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và đã lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành. Dự kiến trong tháng 12 sẽ trình Chính phủ xem xét, thông qua.

Để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP có điều khoản chuyển tiếp liên quan đến bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35, sau khi bãi bỏ có thời hạn một năm để cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện. Cụ thể, trong điều khoản chuyển tiếp ghi rất rõ, trong thời vòng 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực doanh nghiệp được tiếp tục thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập tại chỗ với trường hợp thương nhân nước ngoài mua bán với doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam.

Tại Hội nghị, đại diện Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cũng đã ghi nhận một số vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Các vấn đề vượt thẩm quyền, đại diện các cơ quan của Bộ Tài chính khẳng định sẽ ghi nhận, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá và tham mưu việc sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, hải quan, các chính sách phù hợp trong thời gian tới.

Tổng cục Hải quan thông tin, tháng 11 số thu ngân sách toàn ngành đạt 37.288 tỷ đồng, giảm 5,5% so với tháng trước. Dù vậy, tính chung 11 tháng kết quả thu ngân sách của ngành Hải quan vẫn tăng trưởng khả quan. Theo đó, hết tháng 11, số thu ngân sách đạt 384.719 tỷ đồng, bằng 102,6% dự toán, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Việt Nam đang thu hút sự chú ý và đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. (Ảnh: Báo cáo Đổi mới & Công nghệ Việt Nam 2024)
(PLVN) - Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bứt phá cùng Nghị quyết 57

Lễ khai mạc TechFest Việt Nam 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bức tranh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 kỳ lân, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 202 khu làm việc chung; 208 quỹ đầu tư; 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh… Hà Nội và TP HCM lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu...

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Giải thưởng của Frost & Sullivan đã giúp VinCSS một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu Châu Á - Thái Bình Dương về xác thực mạnh không mật khẩu. (Ảnh: TTTT)
(PLVN) - Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.