Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần 6 - Bình Định 2025 có chủ đề “Hội tụ nguồn lực toàn cầu phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo địa phương trong kỷ nguyên kinh tế số”

Đây không chỉ là cơ hội để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm mà còn là cầu nối quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa người khởi nghiệp, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Quang cảnh Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Quang cảnh Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Theo BTC cho biết, Diễn đàn năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa và thực tiễn, bao gồm các phiên thảo luận chuyên sâu về đầu tư, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử xuyên biên giới; Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa tỉnh Bình Định với các đối tác hàng đầu như Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE), Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, Hội Doanh nhân trẻ và nhiều tổ chức tiên phong trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Đặc biệt trong dịp này, tỉnh Bình Định cũng công bố Quỹ đầu tư dành cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, qua đó mở ra cơ hội lớn cho các startup phát triển mạnh mẽ trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của tỉnh.

Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Anh Tuấn Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết:Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã đẩy mạnh đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ với nhiều dự án quy mô lớn như Công viên Sáng tạo TMA (10,25 ha); Tổ hợp Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và đào tạo chuyên gia công nghệ FPT tại Quy Nhơn (15,99 ha); Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo - Đô thị phụ trợ Bình Định (93,24 ha) và Khu công nghệ số tập trung tại Long Vân, Quy Nhơn (177 ha, đang hình thành).

Ông Phạm Anh Tuấn Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Diễn đàn

Ông Phạm Anh Tuấn Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Diễn đàn

Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Trong đó, dấu ấn quan trọng là việc xây dựng Khu đô thị khoa học Quy Hòa - Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn với quy mô 242 ha. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước có mô hình đô thị khoa học, trở thành điểm đến của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Nhờ những nỗ lực này, Bình Định không chỉ khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư hấp dẫn, mà từng bước trở thành một trung tâm phát triển AI và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Các dự án công nghệ cao đã và đang thu hút hàng nghìn nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề cho Bình Định trở thành cái nôi ươm mầm những giấc mơ khởi nghiệp, nơi các ý tưởng sáng tạo được chắp cánh và vươn xa.

Đặc biệt, Bình Định vẫn luôn chào đón các ý tưởng mới, sáng tạo và sẵn sàng tiên phong thử nghiệm các vấn đề này, mong muốn trở thành "người đồng hành" của các startup và doanh nhân trẻ.

"Chúng tôi hiểu rằng một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh không thể chỉ dựa vào chính quyền, mà cần sự chung tay của doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức khoa học và toàn xã hội... Thành công của Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần này không chỉ nằm ở những phiên thảo luận hay lễ ký kết hợp tác, mà quan trọng hơn chính là những dự án khởi nghiệp sẽ được thúc đẩy, những nhà đầu tư sẽ tìm thấy cơ hội mới và những ý tưởng sáng tạo sẽ sớm trở thành hiện thực". Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Tỉnh Bình Định ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu. Ảnh: Thùy Trang

Tỉnh Bình Định ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu. Ảnh: Thùy Trang

Được biết, trong khuôn khổ diễn đàn lần này, đại sứ các nước, các diễn giả, nhà đầu tư, doanh nghiệp đã trình bày các tham luận, chia sẻ những kinh nghiệm để khởi nghiệp, sáng tạo thành công cũng như vai trò của chính quyền trong định hướng, kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tại từng địa phương, đơn vị…

Trong đó, các chuyên gia đề xuất cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, tổ chức đổi mới sáng tạo về tài chính, kế toán, marketing, công nghệ thông tin. Quan trọng hơn là Bình Định không thể đi một mình mà phải liên kết vùng, hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo….

Theo Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia Đinh Việt Hoà chia sẻ, Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo không nói về các tổ chức, những thành quả của các công ty mà nói về những con người tràn đầy khát vọng, tràn đầy trái trái tim, có trách nhiệm lớn lao trong tạo công ăn việc làm, của cải xã hội.

Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia Đinh Việt Hoà

Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia Đinh Việt Hoà

Đó cũng chính là thông điệp mà Diễn đàn khởi nghiệp Quốc gia luôn hướng tới, đó là con người, chỉ có con người mới tạo nên sự sáng tạo, qua đó tạo nên những thành quả đóng góp cho đất nước, cho dân tộc.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và lãnh đạo cấp cao, tỉnh Bình Định đã ban hành Chương trình hành động số 32 của Tỉnh ủy để triển khai Nghị quyết số 57. Chương trình này tập trung vào ba trụ cột chính: Kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao; Hạ tầng số và đô thị thông minh; Nhân lực đổi mới sáng tạo.

Trong đó:

- Kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao hướng đến thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học và công nghệ bán dẫn.

- Hạ tầng số và đô thị thông minh tập trung đầu tư, phát triển hệ thống dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing), mạng viễn thông tốc độ cao và các nền tảng số phục vụ quản lý đô thị hiện đại, giao thông thông minh, y tế số, giáo dục số.

- Nhân lực đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững, thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu, hợp tác với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước để xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Chương trình cũng đặt ra năm mục tiêu trọng tâm, bao gồm: nâng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP, hoàn thiện hạ tầng số, nâng cao năng lực quản trị số trong chính quyền và doanh nghiệp, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, và đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh đã đề ra bảy nhóm giải pháp như: cải thiện thể chế, chính sách; thu hút đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ; nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Doanh nghiệp cần “chuyển đổi xanh” mạnh mẽ để tăng lượng, tăng chất hàng xuất khẩu

Toàn cảnh Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp”
(PLVN) -  Tại Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp” diễn ra vào chiều 4/7, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến việc chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh nhằm thu hút đầu tư cũng như tăng cường xuất khẩu hàng hoá...

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong giải quyết tranh chấp: Con đường tương lai

(Nguồn: Internet)
(PLVN) - Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu mà còn có sự tác động lớn và ngày càng càng trở thành xu hướng tất yếu đối với các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội của các nước trên thế giới. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, việc đưa vào sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của cơ quan giải quyết tranh chấp.

“Leo thang” tội phạm mạng thời kinh tế số

Các lãnh đạo Bộ, ngành và các chuyên gia tại Hội thảo phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Hiệp hội An ninh mạng quốc gia mới tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng”. Với tầm quan trọng của vấn đề an ninh trên không gian mạng, những vấn đề “nóng” của xã hội liên quan đến môi trường mạng đã được đặt ra và diễn giả là các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, các tổ chức đã có những chia sẻ nhằm tháo gỡ vấn đề này.

Chú trọng các giải pháp thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam

Đại biểu Phạm Đại Dương (Đoàn Phú Yên) đề nghị chú trọng các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số ở cấp độ địa phương. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh đất nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức, cần quan tâm thực hiện các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam, góp phần phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Lần đầu tiên có quy định về tiền điện tử

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Với việc Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) có hiệu lực từ 1/7/2024, lần đầu tiên tiền điện tử (e-money) đã được pháp luật Việt Nam quy định.