Thương vụ Việt Nam nối dài "Biên giới mềm" Quốc gia - Bài 3: Chắt chiu cơ hội xuất khẩu…

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại Việt Nam tại Thụy Điển (giữa) trao đổi với nguyên Quốc vụ khanh Thụy Điển tại một sự kiện ở Stockholm.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại Việt Nam tại Thụy Điển (giữa) trao đổi với nguyên Quốc vụ khanh Thụy Điển tại một sự kiện ở Stockholm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững xác định mục tiêu “Chuyển hóa các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được thành kết quả cụ thể trong việc tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ”... Với đội ngũ Thương vụ, đây luôn là nhiệm vụ xuyên suốt, nằm lòng trong nhiệm kỳ công tác.

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế là chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong nhiều nhiệm kỳ qua. Cụ thể, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng yêu cầu phải triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm. Tiếp đó, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục xác định xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ là một nhiệm vụ để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới.

Trong đó, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ được đặt trong sự gắn bó mật thiết với nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 - 2030 đã lượng hóa rất cụ thể nhiệm vụ này. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ “Chuyển hóa các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được thành kết quả cụ thể trong việc tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ”… Đây cũng là chỉ tiêu được nhắc đến hàng năm, được xem xét như một căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Tham tán thương mại và hệ thống các cơ quan Thương vụ Việt Nam trên toàn thế giới.

Từ chục ngàn USD tới triệu USD

“Chỉ sau 3 năm, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Thụy Điển tăng từ vài chục ngàn USD lên 3 - 4 triệu USD. Kim ngạch này tuy chưa phải là lớn, nhưng với sự chung tay góp sức của cộng đồng, chúng tôi tin rằng, hàng hóa Việt Nam sẽ ngày càng hiện diện nhiều nơi trên thế giới”, Tham tán thương mại Nguyễn Thị Hoàng Thuý

Trao đổi với PLVN, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại tại Thụy Điển cho biết, trước năm 2019, mặt hàng gạo Việt Nam gần như vắng bóng trên thị trường Thụy Điển. Sau khi vận động cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam ở Thụy Điển “ưu tiên kinh doanh hàng Việt Nam”, Thương vụ ta đã tích cực giới thiệu và quảng bá gạo Việt Nam. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các đầu mối nhập khẩu hàng châu Á nhập khẩu hàng. Sau một thời gian, khi quay trở lại nắm bắt tình hình, một chủ doanh nghiệp đã tặng bà Hoàng Thúy một bao gạo cùng lời nhắn: “Cô nhất định phải đem về ăn thử, gạo Việt Nam ngon!”.

“Thực sự, lúc đó tôi cảm động lắm vì mình quảng bá bao nhiêu cũng không bằng các doanh nghiệp tự cảm nhận và sẵn sàng nhập khẩu hàng Việt Nam. Và chỉ sau 3 năm, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Thụy Điển đã tăng từ vài chục ngàn USD lên 3 - 4 triệu USD. Tuy kim ngạch chưa phải là lớn, nhưng với sự chung tay góp sức của cộng đồng, chúng tôi tin rằng, hàng Việt sẽ ngày càng hiện diện nhiều nơi trên thế giới”, Tham tán thương mại Nguyễn Thị Hoàng Thúy tâm đắc.

Nhiều Tham tán thương mại và các Thương vụ ở các địa bàn khác cũng bắt đầu mở đường cho hàng hóa Việt Nam xuất ngoại như thế. Cứ thế, từ những con số rất nhỏ đến lớn, mỗi một Tham tán thương mại và rộng hơn - cả hệ thống Thương vụ của ta đều chắt chiu từng cơ hội và giá trị xuất khẩu của mỗi một ngành hàng, mặt hàng. Bởi khi đã có sự “bắc cầu” từ Thương vụ, thì hàng Việt có thêm “visa” để đến với nhiều quốc gia, từ đó “biên giới mềm” của Việt Nam lại được kéo dài hơn nữa…

Không chỉ “bắc cầu” cho hàng hóa Việt Nam đi khắp thế giới, các Thương vụ của ta còn tích cực nghiên cứu, cung cấp thông tin và có những khuyến nghị cần thiết, kịp thời cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo dựng thương hiệu, phát triển thị trường và khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực… để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và các mặt hàng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - ông Vũ Đức Giang, trong năm 2023, ngành dệt may đã hiện diện ở 104 quốc gia, trong khi trước đó, dệt may Việt Nam chỉ xuất đi khoảng 80 quốc gia.

Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ - châu Âu (Bộ Công Thương) Tạ Hoàng Linh khẳng định, trong thời gian qua, các Thương vụ đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động để đưa hàng Việt ra thế giới và góp phần quan trọng trong việc mở rộng các thị trường xuất khẩu. Ở đây cần nhấn mạnh lại rằng, nhiệm vụ được đặt ra với hệ thống Thương vụ Việt Nam là “góp phần tăng sự hiện diện hàng Việt tại địa bàn sở tại, được định lượng bằng giá trị kim ngạch nhập khẩu cụ thể từng năm”. Đó là một nhiệm vụ xuyên suốt, nằm lòng của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, và cũng là trách nhiệm của những người làm công tác ngoại giao kinh tế đối với công cuộc hội nhập và phát triển đất nước.

Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm việc với các bên tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực 1. (Ảnh: PĐ)
(PLVN) - Sáng 8/9, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan TP Hải Phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn
(PLVN) - Bộ Tài chính khẳng định, quan điểm của ngành Thuế là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, mua bán hóa đơn, chủ động phối hợp với cơ quan điều tra hoặc chuyển hồ sơ xử lý theo quy định…

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu để “bước vào” thị trường tín chỉ carbon. (Ảnh: VNCPC)
(PLVN) - Sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon đang đối mặt với nhiều khó khăn, phần lớn xuất phát từ việc thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng và đồng bộ. Mặc dù các doanh nghiệp, tổ chức đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của giảm phát thải khí nhà kính và sẵn sàng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, họ vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả.

Chiến lược carbon thấp đưa thương hiệu Việt ra quốc tế

Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Mekong Asean)
(PLVN) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng khi những thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… áp dụng các yêu cầu khắt khe về môi trường. Việc xây dựng một chiến lược carbon thấp để vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội không hề đơn giản, trở thành một thách thức cho các thương hiệu Việt muốn chinh phục thị trường quốc tế.

Phát triển kinh tế xanh, ứng phó biến đổi khí hậu: Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu

Việt Nam quyết tâm mạnh mẽ trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức khắc nghiệt từ biến đổi khí hậu. Việc áp dụng tín chỉ carbon không chỉ giúp các quốc gia giảm thiểu tác động tiêu cực của khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế xanh, nâng cao vị thế quốc gia trong thực hiện các cam kết quốc tế.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.
(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.