Những giai thoại kỳ lạ xung quanh cuộc đời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm
(PLVN) - Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ XVI ở Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng được coi là một trí giả lớn với kiến thức uyên bác. Điều đáng nói, ít nhân vật nào trong giai đoạn lịch sử nhiều biến cố này lại có nhiều giai thoại thần bí như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Học giả lớn của thời đại 

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, xứ Hải Dương (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương, nhất là từ mẹ của ông. Tương truyền, bà giỏi giang văn chương và tinh thông địa lý, tướng số.

Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai mình thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy dạy học có đạo cao đức cả là cụ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng.

Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại có thầy giỏi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm nổi tiếng. Sau này, học vấn uyên thâm của ông đã vượt cả thầy của mình. Tương truyền, cụ Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học đã đem sách “Thái ất thần kinh” ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy bản thân ông cũng không hiểu được. Sau này, chỉ có Nguyên Bỉnh Khiêm mới tinh thông.  Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra một triều đại mới. 

Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hải Phòng
 Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hải Phòng 

Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đó, ông làm quan dưới triều nhà Mạc, được phong chức Tả thị lang (chức đứng đầu hàng thứ ba trong bộ Hình). Ông hy vọng triều đình có thể xây dựng lại đất nước.

Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có đảm lược, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhìn thấy điều đó. Nhưng niềm tin đó đã sớm lụi tàn, năm 1540, Mạc Dăng Doanh bị chết, con Mạc Phúc Hải lên ngôi. Thế rồi ngay cuối năm ấy, để củng cố ngai vàng, Mạc Phúc Hải đã làm một điều ô nhục: Cắt đất, đúc người vàng làm đồ cống nạp và lên tận cửa ải cởi trần, trói mình, quỳ mọp trước sứ giả nhà Minh.

Điều sỉ nhục đó đã phạm tới lòng tự trọng tự tôn dân tộc, nhất là đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, càng khiến ông thất vọng, tan nát và một nỗi u hoài chua chát. Sau nhiều lần can gián vua không thành, ông cáo quan về quê ẩn dật. Chuyện kể lại rằng, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, “vận mệnh” của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế “chân vạc”.

Năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm sát hại, lo cho số phận, đã ngầm cho người hỏi kế sách an thân. Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Hoành sơn nhất dải, vạn đại dung thân” (Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).

Kỳ lạ khả năng tiên tri thấu thị?

Thời ấy, tại Thăng Long chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời rồi lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư rằng: “Giữ chùa Phật thì ăn oản”, ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê, quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao.

Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thủ thế, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trả lời rằng: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thế” (Cao Bằng tuy đất hẹp nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên mãi đến năm 1688, sau 3 đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt.

Các truyền thuyết trên, muốn chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có tài tiên đoán, do nắm được bí truyền của sách “Thái ất thần kinh”. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị,  học trò của ông cũng có người thành đạt trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền... 

Có thể nói ở thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Với sự uyên thâm vốn có, ông được triều đinh nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là “Trình tuyền hầu”, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho). Hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình.

Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh xung quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm đúc kết như muốn vươn lên khái quát “luật” đời bằng những phạm trù triết học.

(Đón đọc: Giai thoại kỳ lạ về lời tiên tri "sấm" Trạng Trình)

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.