TP.Hồ Chí Minh: Thừa phát lại ngày càng khẳng định vai trò trong đời sống

Thứ trưởng Đinh Trung Tụng phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng phát biểu tại hội nghị
(PLO) - UBND TP.Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang đã tham dự hội nghị.
Nhu cầu sử dụng thừa phát lại ngày càng tăng
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (TPL) từ năm 2009 theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội. Sau đó, trên cơ sở kết quả sơ kết việc thực hiện thí điểm chế định TPL tại TP.HCM, Chính phủ đã báo cáo, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định TPL. Theo đó, chế định TPL đã được tiếp tục thực hiện thí điểm tại TP.HCM và 12 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Sau thời gian thực hiện thí điểm, đến nay TP.HCM đã có 11 văn phòng TPL đang hoạt động, với tổng số 46 TPL hành nghề, 76 thư ký nghiệp vụ và 75 nhân viên khác. Trong số này, có 7 văn phòng hoạt động theo loại hình công ty hợp danh và 4 văn phòng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Theo thống kê của UBND TP.HCM, từ năm 2010 đến hết tháng 6/2015, hoạt động của chế định TPL đã đạt được một số kết quả tích cực. Cụ thể, đã tống đạt theo yêu cầu của Tòa án và cơ quan thi hành án (THA) 501.156 văn bản; lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và đăng ký tại Sở Tư pháp 32.527 vi bằng; xác minh điều kiện THA: thực hiện được 382 vụ việc theo yêu cầu của đương sự; về tổ chức THA: đã thụ lý 196 vụ việc theo yêu cầu của đương sự, trong đó có 146 vụ việc đã chấm dứt thi hành với giá trị THA về tiền là 420.635.727.590 đồng.
UBND TP.HCM cũng nhận định kết quả hoạt động của các Văn phòng TPL trên địa bàn TP trong suốt quá trình thực hiện thí điểm đã khẳng định sự cần thiết của chế định TPL, khẳng định nhu cầu của xã hội đối với hoạt động TPL thông qua số lượng việc do TPL thực hiện cũng như doanh thu mà hoạt động này đạt được tăng đều hàng năm. Đạt được kết quả đó còn là sự nỗ lực, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng bộ và chính quyền TP trong quá trình tiếp tục thực hiện thí điểm.
Đề nghị cho áp dụng chính thức
Qua thực tiễn thí điểm chế định TPL trên địa bàn TP.HCM cho thấy các hiệu quả của chế định này và nhu cầu thực tế ngày càng tăng của xã hội (từ phía cơ quan nhà nước cũng như người dân) đối với các hoạt động của TPL; đội ngũ TPL hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với các hoạt động của mình. 
Mặt khác, việc thực hiện có hiệu quả chế định này sẽ góp phần giảm tải một số lượng lớn công việc của cơ quan Tòa án, THADS. Trên cơ sở những kết quả đạt được tại TP.HCM, UBND TP kiến nghị Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định TPL Trung ương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép áp dụng chính thức chế định này. 
Bên cạnh đó, nhanh chóng hoàn thiện thể chế về TPL, lâu dài cần ban hành Luật về TPL cũng như Quy tắc đạo đức hành nghề TPL để đảm bảo hiệu lực pháp lý đối với hoạt động TPL; tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo nghiệp vụ cho TPL…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả TP.HCM đã đạt được trong việc triển khai thí điểm chế định TPL. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, thành công trong thí điểm chế định này của TP.HCM có ý nghĩa quan trọng trong chủ trương xã hội hóa hoạt động tư pháp. 
Theo Thứ trưởng Đinh Trung Tụng: “Tính đến thời điểm này có thể khẳng định TPL đã bắt đầu trở thành một nghề, từng bước khẳng định vị trí trong xã hội”. Thứ trưởng cũng mong muốn Thành ủy, UBND TP.HCM tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ cho các văn phòng TPL hoạt động hiệu quả. Các cấp, ngành tăng cường phối hợp để tiếp tục đưa chế định TPL ngày càng đi vào đời sống. 

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.