Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Luật Thủ đô 2024: Kết quả từ nỗ lực không ngừng của các nhà làm luật

Với rất nhiều chính sách, quy định mới, Luật Thủ đô 2024 hứa hẹn sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội có những bước phát triển mạnh mẽ và bứt phá. (Ảnh minh họa)
Với rất nhiều chính sách, quy định mới, Luật Thủ đô 2024 hứa hẹn sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội có những bước phát triển mạnh mẽ và bứt phá. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Lời Tòa soạn: Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Với rất nhiều chính sách, quy định mới, Luật Thủ đô 2024 hứa hẹn sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội có những bước phát triển mạnh mẽ và bứt phá.

Kỳ 1:

Luật Thủ đô 2024: Kết quả từ nỗ lực không ngừng của các nhà làm luật

Có thể nói, Luật Thủ đô 2024 là một bộ luật mang tính bao quát, đặc thù và có giá trị thực tiễn khá cao. Sự ra đời của luật cũng thể hiện trình độ xây dựng pháp luật của chúng ta đã có sự đổi thay rất lớn. Để xây dựng và hoàn thiện Luật Thủ đô 2024, ít người biết, các nhà làm luật đã phải trải qua khoảng thời gian dài lao tâm, khổ tứ, nỗ lực không ngừng nghỉ…

Thử thách từ việc xây dựng những cơ chế mới chưa có tiền lệ

Nhớ lại quãng thời gian làm Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Thái Thị Hải Yến - Trưởng phòng Đánh giá tác động thủ tục hành chính và tổng hợp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp) - thành viên Tổ biên tập Luật chia sẻ: Thời điểm xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thuận lợi đầu tiên là có một cơ sở pháp lý, chính trị rất rõ ràng. Đặc biệt phải kể đến Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thủ đô từ năm 2030, tầm nhìn 2045. Trong đó xác định rõ quan điểm, mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô và giao trách nhiệm cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ chuẩn bị và trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi); Xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù và phân cấp cho chính quyền Thủ đô Hà Nội thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, môi trường, dân cư, tổ chức bộ máy, biên chế…

Trong thời điểm tiến hành xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), một số nghị quyết khác của Bộ Chính trị được ban hành cũng khẳng định vai trò, vị trí của Thủ đô như Nghị quyết số 06-NQ/TW về phát triển đô thị, hay Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về vùng Đồng bằng sông Hồng, đều có yêu cầu Hà Nội với vị trí là trung tâm của cả nước phải có cơ chế và đóng vai trò là “đầu tàu” của cả nước như thế nào. Đó là những thuận lợi cơ bản tạo tiền đề, cụ thể hóa việc xây dựng các quy định trong luật. Mặt khác, các quy định trong luật cũ được tiếp thu để xây dựng luật mới. Các Bộ, ngành cũng có những ý kiến đóng góp sát sao trong quá trình xây dựng Luật nhất là việc phân quyền, phân cấp cho Thành phố (TP) cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng luật.

Bà Thái Thị Hải Yến - Trưởng phòng Đánh giá tác động thủ tục hành chính và tổng hợp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp).

Bà Thái Thị Hải Yến - Trưởng phòng Đánh giá tác động thủ tục hành chính và tổng hợp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp).

Tuy có nhiều thuận lợi, nhưng khi bắt tay vào xây dựng luật, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng vấp phải không ít khó khăn, bởi khi nói đến xây dựng cơ chế đặc thù, nghĩa là nó phải khác với các quy định pháp luật hiện hành. Cho nên trong quá trình xây dựng, việc đồng ý đến đâu, “mạnh” đến đâu phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan, các bên, đặc biệt là quan điểm phân cấp đến đâu cho chính quyền TP của các Bộ, ngành. Ở góc độ cơ chế đặc thù, người ta nhìn nhận nó phải khác với các quy định hiện hành; Tuy nhiên, nó thể hiện ở các mức cao, trung bình, thấp phụ thuộc vào quan điểm, góc nhìn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) ở thời điểm đó.

Nhiều người cũng nhìn nhận rằng Hà Nội đã có lợi thế riêng, nếu ưu tiên cho Thủ đô sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh, thành khác nên cũng có ý kiến không đồng thuận, hoặc có đồng thuận nhưng cũng đề xuất các cơ chế vừa phải, nếu như vậy sẽ chưa đủ mạnh với mong muốn của Hà Nội, hay chỉ đạo của Bộ Chính trị. “Do đó, quá trình làm việc phải rất thường xuyên và đòi hỏi phải gỡ từng vấn đề một. VD: Bộ Tư pháp - cơ quan được giao “chắp bút” xây dựng dự thảo Luật, là đơn vị đứng giữa, kết nối giữa mong muốn của chính quyền TP Hà Nội với các Bộ, ngành có liên quan. Theo đó, Bộ đã trực tiếp đến làm việc với các Bộ, ngành; Liên tục họp, trao đổi với TP Hà Nội để một mặt đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nhưng cũng bảo đảm sự hài hòa ở góc độ quản lý nhà nước ở các Bộ, ngành, đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật. Tức là có cơ chế đủ mạnh nhưng không quá vênh để khi đưa vào thực thi dễ dàng thực hiện bởi một trong những nguyên tắc được xác định khi xây dựng luật là Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô” - bà Thái Thị Hải Yến nhấn mạnh.

Một điểm khó nữa là Luật Thủ đô (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh khá rộng, từ tổ chức bộ máy đến các các lĩnh vực khác nhau, trải rộng từ khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, văn hóa, nhà ở, môi trường, tài chính, ngân sách, đầu tư… và những cơ chế mới chưa có tiền lệ như thử nghiệm có kiểm soát, đầu tư mạo hiểm hay phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Đặc biệt, khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đồng loạt các luật khác cũng sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn - đây là những luật tác động rất lớn đến nội dung của Luật Thủ đô nên vừa làm, vừa phải đối chiếu với các luật đang sửa đổi để điều chỉnh cho phù hợp.

Niềm tự hào của người dân Thủ đô

Là một trong những chuyên gia sớm tham gia xây dựng luật, Luật sư Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) tự hào cho hay: Nhóm chuyên gia bắt đầu bắt tay vào xây dựng luật từ khoảng giữa năm 2021. “Rất nhiều kỷ niệm tại phòng họp của Văn phòng Luật sư. Mọi người thường nói đùa gắn tên phòng họp là Phòng họp Luật Thủ đô” - Luật sư Nguyễn Hưng Quang bồi hồi nói.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang cho biết: Lúc đầu, Luật Thủ đô (sửa đổi) có 13 chính sách, sau các vòng lấy ý kiến cuối cùng tinh gọn lại còn 9 chính sách. Những chính sách đó xuyên suốt trong Luật Thủ đô sau này. Quá trình xây dựng luật trong thời gian dịch bệnh Covid-19 nên việc tổ chức lấy ý kiến qua hội thảo khó khăn, phần lớn các chuyên gia tự nghiên cứu, họp trực tiếp và trực tuyến (có lúc họp tới 1 - 2h sáng) với các sở, ban, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia... Có những vấn đề khó, không thể họp trực tuyến, các chuyên gia buộc phải gặp trực tiếp. Phòng họp của Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự được tận dụng làm nơi họp bàn xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) của nhóm chuyên gia.

Để đề xuất các quy định đặc thù, dự thảo Luật gặp không ít khó khăn, thách thức. Ví dụ như lĩnh vực đất đai và đô thị, trung tâm Hà Nội là một đô thị lớn, nhưng trong phố vẫn có “làng truyền thống”, lại có khu phố cổ, làng cổ nên vấn đề xử lý các vấn đề về chỉnh trang đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội như thế nào, xử lý hiệu quả không gian ngầm để phát triển đường sắt đô thị và các công trình ngầm là một vấn đề rất lớn. Bên cạnh những vấn đề xử lý chung cư cũ, giao thông ở Hà Nội… Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”. Quá trình xây dựng luật, nhiều ý tưởng được nêu ra để xử lý “những đặc thù của Hà Nội”. Qua các cuộc toạ đàm và trao đổi với các Bộ, ngành, một số nội dung “đặc thù” của Hà Nội đã được các văn bản quy phạm pháp luật khác xử lý để áp dụng trên toàn quốc. Nhiều vấn đề vướng mắc cho sự phát triển của Thủ đô đã được nhiều cấp, nhiều ngành ủng hộ quy định bằng Luật Thủ đô để giải quyết. Nếu Luật Thủ đô mà quá khác biệt, thiếu sự ủng hộ thì có khả năng xung đột với các luật khác, khó khăn trong việc thi hành. Đây là thách thức khi xây dựng luật.

Tất cả các vấn đề đưa ra trong Luật được báo cáo, đánh giá tác động rất kỹ. Nhiều vấn đề được xới xáo, đưa ra bàn luận. Trong đó phải kể đến các vấn đề: Mô hình chính quyền đô thị; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; vấn đề ô nhiễm không khí; tình trạng tắc đường; thu hút nguồn lực; phát triển đô thị, y tế, hoạt động văn hóa của Thủ đô… Nhờ xây dựng Luật, khái niệm “vùng phát thải thấp” được ra đời và đưa vào Luật Thủ đô theo hướng hạn chế hoạt động của phương tiện giao thông gây ô nhiễm trong nội đô để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội.

Một số đặc thù nữa liên quan gìn giữ và phát triển văn hóa như hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa cũng phải bàn đến. Hà Nội đang hình thành nhiều tuyến phố đi bộ nhưng lại rất thiếu các hoạt động văn hóa để thu hút người dân đến khu vực này. Có rất nhiều khó khăn do quy định pháp luật, như các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động trưng bày tác phẩm tạo hình ngoài trời phải được cấp phép. Nếu những hoạt động văn hóa đó được kiểm soát bằng thủ tục hậu kiểm hoặc một thủ tục đơn giản thay vì trải qua thủ tục xin phép thì sẽ khuyến khích các nghệ sĩ sáng tạo, biểu diễn để làm cho các hoạt động văn hóa của Hà Nội được phong phú.

“Luật Thủ đô phải tạo ra những cơ chế để văn hóa, du lịch, kinh tế Thủ đô phát triển” - Trưởng Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự Nguyễn Hưng Quang tâm huyết chia sẻ.

(Còn tiếp)

“Chúng tôi rất tự hào khi nhiều ý tưởng, đề xuất nêu ra trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô sau này được các văn bản quy phạm pháp luật khác phát triển. Ví dụ, chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm của các nước, chuyên gia quốc tế đã từng khuyến nghị gì cho Việt Nam hoặc cho Hà Nội để phát triển đường sắt đô thị của Hà Nội. Chúng tôi đã đề xuất việc phát triển đường sắt đô thị phải gắn với phát triển đô thị dọc tuyến với khái niệm phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD). Cơ chế này sẽ giúp cho việc khai thác các điểm nhà ga đường sắt trở thành các khu vực đô thị, trung tâm thương mại… Từ đó, chúng tôi đề xuất khái niệm “khu vực TOD” và sau này đã trở thành khái niệm “vùng phụ cận” theo Luật Đất đai 2024. Hay các vấn đề liên quan đến “không gian ngầm”, “công trình ngầm”… - Luật sư Nguyễn Hưng Quang phấn khởi nói.

Đọc thêm

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer. 

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(PLVN) -  Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn khẩn về việc đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới
(PLVN) -  Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (ĐKGDBĐ & BTNN), Bộ Tư pháp vừa tổ chức chuỗi hội nghị quan trọng nhằm công bố quyết định thành lập các chi bộ trực thuộc, bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tri ân các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.