Tuổi trẻ Báo Pháp luật Việt Nam chủ động sáng tạo, dấn thân trong kỷ nguyên số

Tọa đàm “Tuổi trẻ Báo Pháp luật Việt Nam chủ động sáng tạo, dấn thân trong kỷ nguyên số”
Tọa đàm “Tuổi trẻ Báo Pháp luật Việt Nam chủ động sáng tạo, dấn thân trong kỷ nguyên số”
(PLVN) - Chiều ngày 21/3, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công tọa đàm với chủ đề “Tuổi trẻ Báo Pháp luật Việt Nam chủ động sáng tạo, dấn thân trong kỷ nguyên số”. Sự kiện hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; 40 năm thành lập Báo Pháp luật Việt Nam.

Tọa đàm có sự tham dự của Nhà báo Lê Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

Về phía Báo Pháp luật Việt Nam có Nhà báo, Tiến sĩ Vũ Hồng Thúy – Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Tổng Biên tập, Chủ tịch Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Sỹ Hồng - Phó Trưởng ban Kinh tế và Doanh nhân, Bí thư Đoàn TNCS HCM Báo PLVN cùng các nhà báo, phóng viên; các đồng chí đoàn viên, thanh niên Báo Pháp luật Việt Nam.

Tọa đàm là dịp để các nhà báo, phóng viên cùng nhìn lại vai trò và sứ mệnh của báo chí trong thời đại công nghệ số, đồng thời khơi dậy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ - những người làm Báo Pháp luật Việt Nam trong hoạt động của Bộ, Ngành Tư pháp và vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, Nhà báo Nguyễn Sỹ Hồng - Phó Trưởng ban Kinh tế và Doanh nhân, Bí thư Đoàn TNCS HCM Báo PLVN chia sẻ: “Tọa đàm được tổ chức nhằm khẳng định vai trò của nhà báo trẻ trong sự nghiệp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lan tỏa thông tin chính xác, phản bác các luận điệu sai trái, góp phần định hướng dư luận xã hội. Thông qua chương trình, Đoàn thanh niên Báo Pháp luật Việt Nam mong muốn truyền tải thông điệp về tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong báo chí, nắm bắt công nghệ số, tạo động lực để các nhà báo trẻ vững vàng hơn trong hành trình làm nghề, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển bền vững, nhân văn và phụng sự ngôi nhà chung Báo PLVN và xã hội”.

Nhà báo Nguyễn Sỹ Hồng - Phó Trưởng ban Kinh tế và Doanh nhân, Bí thư Đoàn TNCS HCM Báo PLVN phát biểu khai mạc tọa đàm

Nhà báo Nguyễn Sỹ Hồng - Phó Trưởng ban Kinh tế và Doanh nhân, Bí thư Đoàn TNCS HCM Báo PLVN phát biểu khai mạc tọa đàm

Phát biểu chỉ đạo Tọa đàm, Nhà báo, Tiến sĩ Vũ Hồng Thúy – Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Tổng Biên tập, Chủ tịch Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam, nhấn mạnh: “Trong thời đại phát triển công nghệ số, lực lượng thanh niên của Báo Pháp luật Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong việc đổi mới và sáng tạo nội dung báo chí. Nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng làm báo trong bối cảnh số hóa, buổi tọa đàm được tổ chức như một diễn đàn quan trọng để các phóng viên, nhà báo trẻ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, đồng thời cập nhật những xu hướng mới trong lĩnh vực truyền thông, báo chí. Đây không chỉ là cơ hội để nâng cao trình độ nghiệp vụ mà còn góp phần khẳng định vị thế của thế hệ trẻ trong việc kế thừa và phát triển báo chí hiện đại”.

Nhà báo, Tiến sĩ Vũ Hồng Thúy – Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Tổng Biên tập, Chủ tịch Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu cảm ơn diễn giả tham dự tọa đàm

Nhà báo, Tiến sĩ Vũ Hồng Thúy – Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Tổng Biên tập, Chủ tịch Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu cảm ơn diễn giả tham dự tọa đàm

Tại Tọa đàm, nhà báo Lê Văn Nghiêm đã chia sẻ những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số. Ông nhấn mạnh vai trò của báo chí trong thời đại công nghệ số, khi nền tảng số và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách thức sản xuất và tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến những cơ hội và thách thức đối với người làm báo trẻ, bao gồm việc tận dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả tác nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với áp lực từ tin giả, đạo đức nghề nghiệp và sự thay đổi liên tục của môi trường truyền thông. Từ kinh nghiệm thực tế của mình, nhà báo Lê Văn Nghiêm chia sẻ về cách làm báo hiện đại, sự quan trọng của kỹ năng xác minh thông tin, tư duy phản biện và khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của ngành. Ông khuyến khích các nhà báo trẻ không ngừng học hỏi, rèn luyện chuyên môn và giữ vững tinh thần trách nhiệm đối với xã hội.

“Ngày nay, với sự bùng nổ của internet, 5G và các mạng xã hội, báo chí hiện đại có không chỉ tiếp nhận mà còn phản hồi thảo luận và đồng sáng tạo nội dung. Đa phương tiện và tính trực quan cao: Kết hợp với văn bản và hình ảnh tương thích nhau đem đến cho độc giả 1 luồng thông tin hấp dẫn, thú vị và dễ tiếp cận hơn. Hiện nay, tin giả và những thông tin sai lệch ngày càng nhiều, tràn lan trên mạng xã hội đối với việc kiểm chứng thông tin cực kì khó khăn khi bất cứ ai cũng trở thành nạn nhân của tin giả. Đi cùng với sự thuận lợi đưa thông tin đến cho người dùng một cách nhanh chóng thì đồng thời báo chí cũng đối mặt với những thách thức như thông tin không được kiểm chứng một cách kĩ càng, ảnh hưởng đến độ chính xác và uy tín. Báo Pháp luật Việt Nam có cái lợi thế hơn nhiều các tờ báo khác về mặt truyền thông chính sách, pháp luật, cái đó chúng ta cần phải tận dụng triệt để,...” – Nhà báo Lê Văn Nghiêm chia sẻ.

Nhà báo Lê Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại tọa đàm

Nhà báo Lê Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại tọa đàm

Tại phiên thảo luận, nhiều nhà báo, phóng viên trẻ của Báo Pháp luật Việt Nam đã tham gia đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện nội dung về vai trò của báo chí trong kỷ nguyên số.

Phóng viên Trần Đức Anh chia sẻ trong kỷ nguyên số, khi công nghệ bùng nổ và thông tin lan truyền với tốc độ chưa từng có, phóng viên, nhà báo trẻ đứng trước cơ hội lớn để đột phá. Tuy nhiên, sự đổi mới ấy không thể diễn ra bằng mọi giá, mà phải dựa trên nền tảng những giá trị cốt lõi, như: trung thực, khách quan và trách nhiệm với công chúng,…

Phóng viên Trần Đức Anh chia sẻ tại tọa đàm

Phóng viên Trần Đức Anh chia sẻ tại tọa đàm

Phóng viên Vũ Hoàng Việt cũng rất băn khoăn khi công nghệ phát triển, AI có thể hỗ trợ rất nhiều trong quy trình làm báo, từ việc tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu, đến viết tin tức đơn giản hoặc thậm chí tạo nội dung đa phương tiện. Vậy liệu AI có thể thay thế hoàn toàn công việc của nhà báo, phóng viên hay không,…

Nhiều câu hỏi được các nhà báo, phóng viên trẻ đặt ra, đã được nhà báo Lê Văn Nghiêm phân tích, lý giải một cách khoa học, thỏa đáng.

Các nhà báo, phóng viên trẻ chụp ảnh lưu niệm cùng nhà báo Lê Văn Nghiêm tại tọa đàm

Các nhà báo, phóng viên trẻ chụp ảnh lưu niệm cùng nhà báo Lê Văn Nghiêm tại tọa đàm

Trong buổi nói chuyện chuyên đề "Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại" ngày 10/3/2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh: “Trong bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi Đoàn thanh niên Báo Pháp luật Việt Nam phải có nhiều đổi mới hơn nữa. Không được ngại thay đổi, phải dám nghĩ, dám làm, tìm ra những cách tiếp cận mới, phải bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Tôi rất mong các nhà báo, phóng viên trẻ, phải luôn giữ được bản lĩnh, tự tin và quyết đoán. Đặc biệt là có tư duy đổi mới, sáng tạo trong công việc. Nếu chúng ta không đổi mới tư duy, chúng ta sẽ không bao giờ bắt kịp được với thời đại…”

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và nhiều đại biểu cùng tham dự Phiên họp thứ 44. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về việc thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về căn cứ, cơ sở để đề xuất mô hình mới, làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.