Thắp lên niềm tin công lý từ “giao điểm y - luật”

PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể Viện Pháp y Quốc gia
PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể Viện Pháp y Quốc gia
(PLO) - “Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, đến sự thật của vụ việc, đến niềm tin vào công lý. Nếu làm sai, hậu quả sẽ khôn lường, cái giá phải trả rất đắt bởi khi đó không chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan điều tra, tố tụng, nạn nhân... mà còn đứng trước tòa án tâm linh và lương tâm”. 
Câu nói này thoạt nghe có vẻ rất sách vở, nhưng luôn là suy nghĩ nằm lòng của những cán bộ, nhân viên công tác tại Viện Pháp y Quốc gia (Bộ Y tế) giúp họ đứng vững, kiên định và thành công với con đường, công việc mình đã chọn. 
Nghề trả lời “tiếng gọi của tử thần”
Đó là câu nói đùa mà Giám định viên Hồ Kim Châu – nguyên Trưởng khoa Khám nghiệm, Viện Pháp y Quốc gia thường nói đùa với đồng nghiệp của mình mỗi khi họ xách đồ nghề lên đường đi khám nghiệm tử thi. 
Trong cuộc đời 36 năm gắn bó với nghề giám định pháp y của mình, ông Hồ Kim Châu không nhớ nổi mình đã từng tiếp nhận bao nhiêu tin tức chết chóc, khám nghiệm bao nhiêu tử thi từ những vụ án mạng rùng rợn. “Quẩn quanh với các tử thi mãi nên công việc này đã trở nên quen thuộc. Mọi người vẫn nói đùa với nhau rằng hễ “tử thần gọi là anh em mình phải trả lời”, ông Châu cho biết. 
Để có được câu nói “nhẹ tênh” này, ông Châu và đồng nghiệp đã phải vượt qua rất nhiều “góc khuất” khó khăn của nghề nghiệp. Còn nhớ, một đồng nghiệp của ông Châu trong lần mổ tử thi một nạn nhân chết cháy đã bị ám ảnh đến mức vài ngày sau, khi dự một bữa tiệc có món thịt quay, ông ta đành buông bát đũa đứng dậy vì sự liên tưởng bất chợt. 
Bản thân ông Hồ Kim Châu cũng không ít lần chạnh lòng khi thấy cùng là ngành y nhưng trong khi bác sĩ làm việc ở các cơ sở khám - chữa bệnh được ca ngợi là “lương y” thì bác sĩ pháp y lại bị gọi là “đồ tể” và phải nhận ánh mắt thiếu thiện cảm của những người xung quanh. Rồi nguyên tắc của bác sĩ pháp y là luôn tự dặn mình không gắp thức ăn cho người khác, không vắt chanh trong mâm cơm để tránh việc người ngồi cùng mâm sợ không dám ăn… 
“Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Ngược lại, sau mỗi vụ án, nhìn thấy công sức của mình giúp sự thật được lên tiếng, công lý được thực thi lại càng thêm quyết tâm theo đuổi, cống hiến cho công việc” – ông Hồ Kim Châu tâm sự.
Trẻ hơn ông Hồ Kim Châu rất nhiều là Giám định viên Nguyễn Đức Nhự. Tốt nghiệp Khoa Y sinh Trường Đại học Y Thái Bình, Nhự đầu quân về Viện Pháp y Quốc gia với suy nghĩ làm để học hỏi kinh nghiệm. Nhưng rồi từ lúc nào không biết, niềm đam mê công việc đã nảy mầm trong suy nghĩ của bác sĩ trẻ, dù rằng không tránh khỏi có những lúc anh chợt buồn khi thấy bạn bè làm ở các bệnh viện, phòng khám lương cao. “Nhưng đó chỉ là thời gian đầu thôi, còn giờ đây sau 14 năm công tác tại Viện, tôi đã thực sự “phải lòng” cái nghề “bác sĩ của pháp luật” này, thấy trân trọng ý nghĩa công việc mà mình gắn bó” – Giám định viên Nguyễn Đức Nhự cho biết. 
Trong 14 năm làm nghề, Giám định viên Nguyễn Đức Nhự đã tham gia rất nhiều vụ án quan trọng mà điển hình là kỳ án “cha ngoại” ở Chợ Gạo - Tiền Giang, góp phần trả lại cho người dân niềm tin vào công lý và sự thật. Chức danh Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia Giám định viên Nguyễn Đức Nhự vừa được bổ nhiệm vào cuối tháng 4 vừa qua như một lần nữa chứng minh lòng yêu nghề và thành công trong nghề nghiệp của anh. 
Tự hào những bác sĩ của pháp luật
Giám định viên Hồ Kim Châu và Nguyễn Đức Nhự chỉ là hai gương mặt trong số những gương mặt Giám định viên giỏi của tập thể cán bộ, nhân viên Viện Pháp y Quốc gia đã góp phần giúp Viện hoàn thành xuất sắc công tác giám định trong rất nhiều vụ án nhằm đảm bảo công lý, quyền lợi người dân và an ninh trật tự xã hội. 
Lần lượt các năm từ 2009 đến nay, con số các trường hợp giám định luôn duy trì và có chiều hướng tăng, thể hiện niềm tin của cơ quan tố tụng và nhân dân vào công tác giám định của Viện như: năm 2009 đã giám định 1273 trường hợp; năm 2010: 1273 trường hợp; năm 2011: 1143 trường hợp; năm 2012: 1643 trường hợp; năm 2013: 1143 trường hợp; năm 2014: 1279 trường hợp… 
Có những vụ án mà Viện Pháp y Quốc gia đã tiến hành giám định rất được dư luận xã hội quan tâm như: vụ kỳ án “cha ngoại” ở Tiền Giang; xác định nạn nhân trong vụ sập mỏ đá ở Bản Vẽ, vụ sập cầu Cần Thơ; trường hợp bé Phạm Trường Hà bị bắt cóc ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương… 
Đặc biệt vụ án ở Hòa Bình, kết luận của Viện đã làm cho kết quả vụ án lật ngược hoàn toàn, được Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra  Tổng cục Cảnh sát đánh giá cao. Ngoài ra, Viện còn đang thực hiện dự án xác định ADN nhằm tìm lại tên tuổi, thân nhân cho liệt sĩ và gia đình, góp phần tri ân những người đã hy sinh máu xương cho Tổ quốc… 
Phó Viện trưởng phụ trách điều hành, quản lý Viện Pháp y Quốc gia - ông Phạm Xuân Toàn cho biết, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, Viện Pháp y Quốc gia còn có rất nhiều đóng góp cho việc phát triển chuyên ngành và xây dựng hệ thống pháp luật về giám định tư pháp. Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Viện đã đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” của Chính phủ. 
Viện luôn sát cánh cùng Bộ Tư pháp, Bộ Y tế trong công tác xây dựng pháp luật lĩnh vực giám định tư pháp như: tham gia Ban soạn thảo Luật Giám định tư pháp, Nghị định hướng dẫn thi hành luật; xây dựng các quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực giám định pháp y; xây dựng Bảng tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y; xây dựng các quy trình giám định trong lĩnh vực giám định pháp y. 
Bên cạnh đó, Viện Pháp y Quốc gia đã tiến hành khảo sát, thống kê, rà soát, đánh giá năng lực, khả năng đáp ứng yêu cầu giám định của các tổ chức giám định pháp y ở cấp Trung ương và cấp tỉnh để trình Bộ Y tế; xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ nhà chuyên môn, chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định tư pháp; hoàn thiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các cá nhân tham gia hoạt động giám định…
Đánh giá cao những thành tích xuất sắc, giúp thắp lên niềm tin công lý từ “giao điểm y – luật” của tập thể cán bộ, nhân viên, ngày 9/1/2015 Viện Pháp y Quốc gia đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương cho tập thể Viện, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh: “Hoạt động giám định pháp y đã từ lâu không những được ngành Y tế mà cả các ngành khác công nhận là mảng việc đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tố tụng, giúp đảm bảo công lý, quyền lợi người dân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Chính vì thế, với vai trò là đứng đầu hệ thống pháp y toàn quốc, Viện Pháp y Quốc gia phải đảm đương rất nhiều nhiệm vụ to lớn. 
Trong những năm qua, bằng kết quả hoạt động cũng như uy tín nghề nghiệp của mình, Viện Pháp y Quốc gia đã thực sự trở thành nơi mà cơ quan tố tụng và nhân dân đặt niềm tin. Trong rất nhiều vụ án, pháp y đã thể hiện vai trò quan trọng và không thể thiếu của mình để làm sáng tỏ sự thật, giữ vững kỷ cương pháp luật. 
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, Viện Pháp y Quốc gia còn có rất nhiều đóng góp cho việc phát triển chuyên ngành và đào tạo các thế hệ kế cận. Bộ Y tế đánh giá cao những thành tựu này và nỗ lực  đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống pháp y, mà việc mạng lưới pháp y các tỉnh, thành đã và đang được tích cực xây dựng, kiện toàn là minh chứng”. 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.