Nhắc nhau đừng quên Ngày Pháp luật

Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý tư vấn cho bà con xã Sỹ Hai, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.
Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý tư vấn cho bà con xã Sỹ Hai, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.
(PLO) - Cuộc sống bộn bề với bao điều suy tính, đôi lúc mỗi con người cũng xao nhãng việc này, chuyện kia nhưng một năm có một “Ngày Pháp luật” thì hầu như ai cũng biết. Chỉ có điều, nhiều người không nhớ rõ “Ngày Pháp luật” là ngày nào, ý nghĩa ra sao? Nhưng rồi người biết nhiều giải thích cho người biết ít, người nhớ sẽ nhắc nhở người quên để mọi người ai cũng sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 
Công bằng từ những chính sách dân sinh
Năm nay là năm đầu tiên thực hiện Hiến pháp 2013 - một bản Hiến pháp được người dân đặt rất nhiều kỳ vọng. Trong gần trăm triệu con dân Việt Nam, ai ai cũng phấn chấn và tự hào vì quyền công dân, quyền con người đã được Hiến pháp mở rộng và đề cao. Tiếng nói của người dân chưa bao giờ được coi trọng đến thế; mối quan hệ giữa người dân với các cơ quan công quyền cũng được bình đẳng hơn. Nhìn vào nội dung của bản Hiến pháp mới có thể thấy Nhà nước ta đã thực sự là của dân, do nhân dân làm chủ.
Không chỉ đề cao quyền con người trong đạo luật gốc, ngay cả các chính sách dân sinh cũng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Minh chứng là chỉ trong vòng 3 tháng (từ cuối tháng 7/2014 đến nay), giá xăng dầu trong nước đã 7 lần được điều chỉnh giảm với tổng mức giảm cao hơn tổng mức tăng. Người dân vui vì xăng dầu là mặt hàng thiết yếu mà họ buộc phải sử dụng hàng ngày, hàng giờ; giá xăng giảm đồng nghĩa với túi tiền chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình dư thêm vài đồng tiết kiệm: bà nội trợ có thể mua thêm mớ rau, con tép cải thiện bữa ăn; bác xe ôm có thêm tiền mua vài tờ báo để cập nhật tình hình trong nước và thế giới, qua đó cũng giúp bác nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật. 
Dù rằng việc hạ giá xăng trong thời gian qua vẫn chưa tương đồng với mức giảm của giá xăng trên thế giới nhưng động thái giảm giá liên tiếp cũng phần nào thể hiện tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến từ thị trường của những doanh nghiệp vốn được coi là “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm này, từ đó cũng thể hiện pháp luật về kinh doanh, thương mại đã được họ thực thi một cách sòng phẳng hơn. 
Ngoài chuyện xăng dầu, việc giảm lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại cũng làm cho người dân nhẹ bớt nỗi lo. Chính sách trên đã tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức và người dân nghèo có thêm cơ hội mua được nhà để “an cư lạc nghiệp”. Có thể nói, trong gần chục năm trở lại đây, hiếm có thời điểm nào mà các ngân hàng thương mại lại mở rộng vòng tay để đón nhận các khách hàng là những người thuộc tầng lớp “thường thường bậc trung”, thậm chí là người thu nhập thấp trong xã hội. Tất cả những việc làm này thể hiện Chính phủ đã nghe thấu những mong ước bình dị của người dân, do chính sách pháp luật đã được triển khai một cách thực chất vào cuộc sống - thực sự công bằng, dân chủ và văn minh.
Không có ngoại lệ với những quan chức làm sai
Càng gần đến Ngày Pháp luật, sự tin tưởng vào lẽ phải, vào sự công bằng trong nhân dân càng được củng cố khi hàng loạt sai phạm của những vị cựu quan chức cấp cao bị lôi ra ánh sáng. Đó là việc Cơ quan điều tra VKSNDTC ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Tuấn Chiêm - nguyên Thẩm phán Tòa Phúc thẩm TANDTC - về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị ngồi tù oan 10 năm. Rồi việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế do kê khai không đúng thành tích để được phong tặng danh hiệu cao quý này. 
Điều đáng nói, để đưa ra ánh sáng sự gian dối của vị cựu quan chức từng đứng đầu đất kinh thành xưa, những cựu binh, những người nông dân chân đất một thuở đã phải chịu nhiều sức ép và đe dọa, nhưng không vì thế mà họ lo sợ và nao núng tinh thần, ngược lại họ càng quyết tâm hơn. Có được tinh thần thép này bởi họ tin vào lẽ phải, vào sự trong sạch của Đảng, và trên hết là tinh thần thượng tôn pháp luật - “luật pháp bất vị thân”. Pháp luật không có ngoại lệ với bất kỳ ai, kể cả khi người đó đảm trách chức “quan” to đến mấy.
Nhưng, bên cạnh sự phấn khởi và kỳ vọng, người dân cũng có đôi chút băn khoăn khi công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước thời gian qua vẫn còn nhiều điều phải lo lắng. Nạn tham nhũng     công vẫn còn nghiêm trọng, tình trạng các cán bộ “quên” trả nhà công vụ còn phổ biến mà chưa có cách nào giải quyết triệt để; việc bức cung, dùng nhục hình gây nên những vụ án oan sai chưa có chiều hướng giảm… Phải nói ra những điều này để đối diện với thực tế, không thể né tránh sự thật. 
Nhân dân cả nước đang mong mỏi các cán bộ, quan chức hãy biết đặt lợi ích công lên lợi ích cá nhân, coi nỗi đau và nỗi oan của các bị can, bị cáo như chính nỗi oan của mình và quan trọng hơn là các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật phải biết tìm ra “liều thuốc đắng” để góp phần duy trì xã hội trong trật tự, bảo vệ lợi ích của đất nước, của cộng đồng và quyền lợi chính đáng của mỗi người dân.
Suy cho cùng, các quy định của pháp luật đều phải dựa trên nguyên tắc vì lợi ích chính đáng của nhân dân và vì nhân dân. Có thể còn có người chưa hiểu hết ý nghĩa của “Ngày Pháp luật”, nhưng rồi người biết nhiều sẽ giải thích cho người biết ít, người nhớ sẽ nhắc nhở người quên để mọi người ai cũng sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 
Cũng bởi vì pháp luật là để bảo vệ những giá trị và chuẩn mực của cuộc sống nên việc tuân thủ pháp luật cũng là cách để tôn trọng chính mình và tôn trọng mọi người.

Đọc thêm

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.