Màu của buồn thương trong “Bọ tuyết” và “Súng săn”

Màu của buồn thương trong “Bọ tuyết” và “Súng săn”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là hai đại diện khác biệt và ở hai thời điểm sáng tác đối lập của Yasushi Inoue.

Tiểu thuyết “Súng săn” là tác phẩm đầu tay của Yasushi Inoue, được xuất bản sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Cuốn sách được kể dưới dạng những bức thư, được gửi từ ba người phụ nữ cho một người đàn ông: cô con gái phát hiện ra người mẹ đã khuất của mình là kẻ ngoại tình, người vợ bị lừa dối và người đàn bà ngoại tình.

Trong tiểu thuyết đầu tay của mình, Yasushi Inoue len lỏi vào những ngóc ngách sâu xa nhất trong tâm lý con người và khắc họa những gam màu đen tối và dữ dội nhất trong nhân tính và nhân cách của mỗi nhân vật. Với “Súng săn”, trong tâm hồn mỗi nhân vật như có một con rắn gian ác đang oằn mình len lỏi, lâu nay vốn im lìm bỗng dưng cựa mình ngước mắt, gặm nhấm lấy nhân cách của chủ thể.

“Bọ tuyết” là tiểu thuyết tự truyện của Yasushi Inoue. Khắc hoạ thời thơ ấu của chính tác giả, “Bọ tuyết” là một kiệt tác đong đầy những hoài niệm cố hương và tràn ngập tinh thần trào phúng phóng khoáng.

Cuốn tiểu thuyết kể về thời thơ ấu của cậu bé Kousaku, phải rời xa cha mẹ từ khi mới lên năm, đến sống cùng bà lão Onui trong căn nhà trát đất bình dị nơi thôn dã. Vốn là vợ bé của ông cố Kousaku, bà Onui phải chịu bao điều tiếng và cái nhìn phán xét từ người làng, nhưng bà vẫn dành cho Kousaku một tình thương đặc biệt. Và cứ thế dưới đôi bàn tay bà chăm sóc, tâm hồn non trẻ của Kousaku lớn lên từng ngày giữa thiên nhiên Izu thơ mộng đầy nắng ấm và cỏ thơm.

Đằng sau những khung cảnh thiên nhiên gắn liền với thời thơ ấu của lũ trẻ cũng là những chi tiết thể hiện nỗi sợ và buồn thương trong số phận của cậu bé Kousaku.

Trong tuổi thơ của Kousaku, cậu bé không chỉ trải qua những gì là êm đềm và vui vẻ mà còn phải chứng kiến cả những tan vỡ và chia ly. Giống như hình ảnh bọ tuyết mà Inoue miêu tả, “không trắng muốt mà có lẫn một chút màu xanh biếc. Lúc trời còn sáng trông chúng trắng, nhưng khi bóng tối dần phủ xuống, sắc xanh của chúng rõ nét hơn”, “dập dờn bay múa giữa khoảng không bắt đầu nhuốm màu bóng tối”, nét buồn tịch liêu bàng bạc đặc trưng của Inoue đã thể hiện rất rõ ở đây.

Yasushi Inoue là văn sĩ người Nhật chuyên sáng tác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông sinh lại Asahikawa. Sau khi tốt nghiệp khoa Triết học Đại học Kyoto, ông làm việc tại tòa soạn báo Mainichi Shimbun. Năm 1949, ông nhận giải thưởng văn học Akutagawa với tác phẩm Đấu bò. Năm 1951, ông nghỉ làm tại tòa soạn để chuyên tâm sáng tác và đã cho ra đời hàng loạt kiệt tác văn học. Năm 1976, ông nhận Huân chương Văn hoá vì những cống hiến đối với văn hóa Nhật Bản. Từ năm 1981 đến năm 1985, ông là hội trưởng của Hiệp hội tác gia Nhật Bản (Pen Club). Ông mất năm 1991.

Dù bắt đầu sự nghiệp sáng tác tương đối muộn,

Yasushi Inoue nhanh chóng trở thành một trong những cây bút xuất chúng của nền văn học hiện đại Nhật Bản, để lại một khối lượng tác phẩm vô cùng phong phú. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.