Thái độ thế nào cuộc đời thế ấy

Thái độ thế nào cuộc đời thế ấy
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hay nói cách khác, chính thái độ nhìn cuộc sống sẽ quyết định cuộc đời bạn và đây cũng là nội dung mà “Lẽ sống” - cuốn sách kinh điển đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người muốn truyền tải. Với độ dày chỉ 136 trang nhưng ‘Lẽ sống’ đã cô đọng toàn bộ tư tưởng của Viktor Frankl - bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý.

Frankl là một trong số hàng triệu người chịu ảnh hưởng từ tội ác của Đức Quốc xã, đồng thời, ông cũng là một trong số ít những người có thể sống sót từ trại tập trung. Quãng thời gian bị tù đày đã giúp ông nhận ra bản chất thật sự của việc sống và phát triển cho Liệu pháp ý nghĩa (logotherapy) mà ông nghiên cứu sau này.

Làm thế nào để chúng ta tiếp tục hy vọng? Đây hẳn là câu hỏi mà bất kể ai cũng từng ít nhất một lần hỏi qua, nhất là vào những lúc đau khổ, khó khăn hay cùng cực. Viktor E. Frankl cũng nhiều lần tự hỏi điều này trong ba năm bị giam cầm, hành hạ tại các trại tập trung.

Mười một tháng sau khi được giải phóng khỏi cảnh địa ngục trần gian của Đức Quốc xã, Viktor Frankl đã tổ chức một loạt buổi diễn thuyết trước công chúng ở Vienna về mục đích và sự thiêng liêng của cuộc sống. Ba bài giảng cốt lõi của ông trong chuỗi diễn thuyết được biên tập thành tập sách “Lẽ sống” (tựa gốc: Yes to Life: In Spite of Everything). Cuốn sách được xuất bản ở Đức vào năm 1946, sau khi ông hoàn thành cuốn “Đi tìm lẽ sống” kinh điển.

“Lẽ sống” được chia thành ba phần chính với ba bài diễn thuyết xoay quanh việc phân tích ý nghĩa cuộc đời trong những hoàn cảnh khác nhau. Mục đích của ba bài diễn thuyết này là để cho bạn đọc thấy rằng, con người - mặc cho những thử thách cam go, thậm chí là cái chết (bài diễn thuyết đầu tiên), mặc cho những đau khổ từ bệnh tật (bài diễn thuyết thứ hai), hoặc cả dưới tác động của số phận (bài diễn thuyết thứ ba) - vẫn có thể tin yêu vào cuộc sống này.

Những bài giảng của Frankl, vốn là nền tảng của cuốn sách, được viết ra khi ông bốn mươi mốt tuổi. Thời điểm đó, Frankl đã kinh qua những trải nghiệm tồi tệ nhất: mất vợ, mất con, mất gia đình, chịu cảnh tù đày khổ sai, bị hành hạ dã man… Nhưng cả trong những tình huống vô vọng nhất, Frankl không chỉ vượt qua mà còn giúp đỡ và chữa bệnh cho các tù nhân khác. Trong những bài diễn thuyết, Frankl không ngừng động viên chúng ta nên quay về với chính bản thân mình. Bởi vì tất thảy những gì chúng ta có - tiền bạc, quyền lực, danh vọng - đều không có gì là vững chắc. Tất thảy đều có thể bị số phận tước đoạt. Khi đó, cái chân chính còn tồn tại chỉ là chúng ta, là con người, ngoài ra không còn gì khác. Do vậy, quay về với bản thân là bước đầu tiên trong hành trình tìm ra lẽ sống mà Frankl muốn đề cập.

Ông viết: “Theo nghĩa sinh học hay vật lý, tất nhiên cuộc đời của chúng ta chỉ có tính tạm thời trong tự nhiên. Không có gì thuộc về nó tồn tại lâu dài, hoặc nếu có thì cũng chẳng còn lại bao nhiêu! Cái còn lại của nó, cái còn lại của chúng ta, cái có thể tồn tại lâu hơn chúng ta, chính là những gì ta đã đạt được trong suốt quá trình tồn tại - chúng sẽ tiếp tục có sức ảnh hưởng vượt ngoài phạm vi của chúng ta”.

Frankl đã cho chúng ta thấy rằng, con người - cho dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, bệnh tật, chết chóc, hay cả những trường hợp chịu tác động của số phận (như bị bắt vào trại tập trung) - vẫn có thể lạc quan và tin yêu vào cuộc sống. Theo Frankl, chính thái độ của chúng ta nhìn cuộc sống sẽ quyết định cuộc đời ta. Trong “Lẽ sống”, ông tin rằng việc ý thức được ý nghĩa, mục đích hay mục tiêu trong cuộc sống sẽ thúc đẩy con người tiến lên, ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với những điều đau khổ và tồi tệ nhất. Niềm tin này giống như chiếc la bàn giúp con người định hướng để tiến về phía trước.

Điều đáng kinh ngạc là tuy được viết gần một thế kỷ trước, nhưng những bài diễn thuyết và triết lý của Frankl vẫn còn nguyên vẹn giá trị và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Nó không chỉ nhắc nhở chúng ta về quá khứ mà còn ứng dụng vào cuộc sống hiện tại với những hoàn cảnh mà chúng ta gặp phải sau này. Thật không ngoa khi xếp “Lẽ sống” vào hàng ngũ những cuốn sách “kinh điển” của thời đại, bởi lẽ nó không chỉ tập hợp những gì tinh túy nhất trong học thuyết của Frankl mà còn giúp nâng đỡ tinh thần của con người, giúp chúng ta tìm ra mục đích tồn tại của mình, từ đó tìm kiếm thêm những lý do để tiếp tục sống.

Tin cùng chuyên mục

Điều vĩ đại giản đơn

Điều vĩ đại giản đơn

(PLVN) - Chúng ta thường bảo rằng, có cha mẹ thì mới có con cái. Nhưng nghĩ một cách khác đi, thì khi một em bé cất tiếng khóc chào đời, cùng lúc ấy, thế giới có thêm một người cha, người mẹ.

Đọc thêm

Một khúc thanh xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Nguyễn Văn Học)
(PLVN) - Mỗi sáng được òa vào không gian mướt xanh, ông thấy sao mà khoan khoái. Bờ hồ đủ rộng để bao dung với bao người, cư dân vừa lượng và không quá ồn ào. Ông chú ý đến một cô gái tóc cột sau đang vẽ.

Giọt lệ sen

Giọt lệ sen
(PLVN) - Không ai nhớ rõ ông Năm Nhẫn bắt đầu xuất hiện ở làng Đông từ lúc nào. Chỉ biết một ngày cuối đông, trời rét cắt da, có người thấy ông ngồi trầm ngâm ở quán nước đầu đình, tay cầm điếu cày sứt mẻ, mắt dõi về phía núi. Mắt ấy không phải của kẻ lạ đường, cũng không hẳn là mắt của người quê - mà là thứ ánh nhìn từng đi qua nhiều kiếp, từng chứng kiến nhiều điều, từng bị đuổi theo bởi những hình thù không ai thấy.

Mưa phượng

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây.

Mùa rưng rức đỏ

Mùa rưng rức đỏ
(PLVN) - Khi ông về đến thành phố đã là giữa đêm. Gió tháng ba hấp lên da thịt ông cái nóng còn sót lại của ngày. Người ta cứ nói thành phố này chỉ hai mùa mưa nắng. Nhưng, ông tin đâu đó, lẫn trong gió, trong mây, trong cỏ cây và cả lòng phố này, vẫn còn có một mùa nào đó thúc giục con người ta tìm đến nơi đây.

Cha, con và nghề báo

Cha, con và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời mỗi người sẽ có những bài học không đến từ sách vở, cũng chẳng được giảng, dạy trong trường lớp, mà dạy, có khi là noi gương qua những câu chuyện, cử chỉ, hành động và tình yêu bao la của một người cha dành cho con mình.

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...
(PLVN) - Đất cho tôi được đứng và ngắm nhìn bầu trời, nước cho tôi thỏa cơn khát trong những ngày khô hạn… Và, đất nước cũng có thể là nơi tâm hồn hòa quyện với cội nguồn, văn hóa và khát vọng tự do như ai đó từng nói.

Truyền thần

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Thành Long)
(PLVN) - Nhà cụ Trần Đức trên phố Hàng Bút bao đời nay vẫn mưu sinh bằng nghề vẽ tranh truyền thần.

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng
(PLVN) - 30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên”

Người Việt Nam đều rất yêu hòa bình và luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền hòa bình ấy. (Nguồn: QĐND)
(PLVN) - Câu nói này không phải đến bây giờ, khi đất nước kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất, tôi mới được nghe. Tôi đã lớn lên cùng câu dặn dò khắc cốt ghi tâm này: “Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên, con nhé!”.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Sông lụa

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu ven con sông quê êm đềm. Say trăng nên sông lênh loáng. Sông đa tình. Sông thả tóc phơi trăng. Mềm mại. Lả lơi.

Nhắm mắt chờ mùa hè

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Gần đây, thời tiết miền Bắc rất thất thường, hôm nóng, hôm lạnh như một cô gái mới lớn đỏng đảnh hay hờn dỗi. Có những hôm sáng đến, tôi còn phong phanh chiếc áo cộc, nhấm nháp cốc trà vải mát lạnh, vậy mà chiều tối đã co rúm trong đống áo khoác lùng bùng, ôm chặt ly ca cao nóng bốc khói.

Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).