Hàng Tết bắt đầu rục rịch nhích giá

Các chuyên gia thị trường cho rằng, năm nay sẽ là năm giá hàng hóa tết ít biến đổi nhất.
Các chuyên gia thị trường cho rằng, năm nay sẽ là năm giá hàng hóa tết ít biến đổi nhất.
(PLO) - Dù bắt đầu rục rịch tăng giá nhưng bình quân giá hàng hóa phục vụ Tết không tăng cao do chi phí đầu vào được kiềm chế nhờ giá xăng dầu giảm.
Hàng hóa tết: Lượng tăng, giá chỉ biến động nhẹ
Còn ba tuần nữa là đến Tết. Trên thị trường, các mặt hàng phục vụ Tết đã “án ngữ” ở những vị trí bắt mắt nhất. Hệ thống Saigon Co.op đã tăng số lượng hàng thiết yếu lên gấp hai, ba lần so với những tháng trước. 
Theo lãnh đạo Saigon Co.op, siêu thị đã chủ động nguồn cung từ rất sớm, tập trung vào những mặt hàng sản xuất trong nước như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng may mặc, hàng gia dụng, đồ uống… 
Tổng lượng hàng hóa cung ứng cho ba tháng trước, trong và sau Tết khoảng 90.000 tấn, tăng gần 15% so với tết 2014. Còn tại hệ thống Lotte Mart, danh mục hàng hóa từ 30.000 mẫu đã tăng lên 60.000- 65.000 mẫu, gồm các mặt hàng như bánh, kẹo, mứt, thịt nguội, xúc xích, các loại khô chế biến sẵn… 
Tại hệ thống Big C, lượng hàng hóa phục vụ Tết cũng đã ngập tràn trên các kệ hàng. Ngoài chợ, một số mặt hàng không thể thiếu dịp Tết cũng đã bắt đầu nhích giá, như các mặt hàng gà thịt, trứng gia cầm, hàng khô (măng, miến), nhưng mức tăng chỉ “chút xíu” gọi là có không khí Tết. 
Theo thông tin từ  Tổng cục Thống kê, hiện hầu hết các mặt hàng trong nhóm thực phẩm đều tăng giá do nhu cầu tăng để phục vụ cho Tết Nguyên đán, nhưng mức tăng không cao, cụ thể như sau: giá thịt lợn tăng 0,31%; giá thịt bò tăng 0,49%; giá thịt gà tăng 0,71%; giá thịt gia cầm tăng 0,58%; giá trứng gia cầm tăng 0,96%; giá thủy sản tươi sống tăng 0,45%; giá thủy sản chế biến tăng 0,29%.
Cũng do nhu cầu chuẩn bị Tết Nguyên đán cùng với tỷ giá USD tăng nên giá các mặt hàng trong nhóm đồ uống và thuốc lá đều tăng với mức tăng từ 0,17 đến 1,06%; riêng mặt hàng bia hơi giảm 0,07% do vào mùa lạnh, nhu  cầu giảm. Nhóm may mặc và giày dép tăng 0,51%; theo đó, một số mặt hàng quần áo mùa đông tăng từ 2-4%; vải các loại tăng 0,46%; giày dép tăng 0,34%, dịch vụ may mặc tăng 1,31% so tháng trước.
Không để giá cả tăng mạnh
Các chuyên gia thị trường của Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, mặc dù tháng 1/2015 là tháng giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu của các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên nhưng do giá xăng dầu giảm mạnh, giá cước vận tải giảm theo nên giá lương thực, thực phẩm không tăng cao. Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 1 chỉ tăng 0,28% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với tháng 1 của những năm trước (năm 2011 tăng 2,47%; năm 2012 tăng 1,01%; năm 2013 tăng 1,34%; năm 2014 tăng 0,77%). 
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho biết, giá bán hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường Tết 2015 đảm bảo ổn định, không tăng giá trong hai tháng tết. Còn Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các DN tham gia bình ổn giá cam kết luôn đảm bảo lượng hàng hóa dự trữ, bán ra thị trường với giá ổn định. 
Trong đó, tập trung dự trữ và tổ chức bán ra trên thị trường 7 nhóm hàng thiết yếu sẵn sàng phục vụ Tết như: gạo, thịt lợn, thịt gà, dầu ăn, rau củ, trứng gia cầm, thủy hải sản đông lạnh với tổng trị giá trên 276 tỷ đồng. 
“Lượng hàng hóa sản xuất, dự trữ hiện nay sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong dịp tết. Cho nên sẽ không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá trong dịp này” - đại diện Sở Công Thương cho biết.
Theo dự báo của các chuyên gia Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), CPI của tháng 2/2015 sẽ ổn định và có thể giảm nhẹ so với tháng 1, dù tháng 2 là tháng tết, thông thường giá lương thực, thực phẩm, các nhu cầu chi tiêu thiết yếu của tháng này tăng cao nhưng nhờ giá xăng dầu giảm mạnh đợt vừa qua sẽ kéo theo chi phí sản xuất, vận chuyển thấp… sẽ khiến cho giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. 

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.