“Nhộn nhịp” hàng lậu ngày cận Tết

(PLO) -Cận Tết Nguyên đán, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nên hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu cũng diễn biến phức tạp. Hàng loạt vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đã được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ. Tuy nhiên, không vì thế mà thế trận chống hàng lậu bớt nóng…

Mứt tết “3 không”
Thời điểm cuối năm, các làng nghề của Hà Nội, đặc biệt là ở các vùng chế biến nông sản, thực phẩm, bánh mứt kẹo ngoại thành đều đang trong trạng thái “tăng tốc” để kịp mùa vụ. Khu vực huyện Hoài Đức cũng vậy, nơi đây đang bước vào mùa cao điểm sản xuất, kinh doanh phục vụ tết. Dù chỉ là điểm trung chuyển, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng làng bánh kẹo La Phù lại tấp nập hơn cả. 
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên (PV), mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe ô tô từ các tỉnh, thành trong cả nước nhộn nhịp về đây nhập hàng. Ngoài các mặt hàng chủ lực, xuất đi mạnh như bia, rượu, nước ngọt… không ít các đại lý nhỏ cũng đẩy mạnh nhập các mặt hàng “ăn nhanh” và dễ đẩy giá lên gấp 2, 3 lần như: hạt hướng dương có giá 34.000 – 39.000 đồng/kg; hạt bí 110.000 – 135.000 đồng/kg; nho khô xanh giá 635.000 đồng/kg… 
Theo tìm hiểu, loại mặt hàng này đa phần được các điểm tiêu thụ nhỏ khá ưa chuộng bởi khả năng tiêu thụ nhanh, chiết khấu lấy tận “gốc” ở La Phù lại thường được giảm 30%. Thế nhưng, khi đặt câu hỏi về nguồn gốc, xuất xứ hàng, các tiểu thương, chủ đại lý ở La Phù đa phần đều úp mở, mập mờ về nguồn hàng. 
Ảnh minh hoạ từ Internet
Ảnh minh hoạ từ Internet 
Việc nguồn hàng mập mờ gốc gác, xuất xứ không chỉ riêng La Phù mới có. Sau khi PV dạo quanh các khu chợ cóc, chợ tạm quy mô nhỏ thuộc khu vực nội thành như: Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), Phùng Khắc Khoan (Hai Bà Trưng)... đều nhận thấy các loại bánh kẹo, mứt tết, hạt dưa, hạt bí đều thuộc tình trạng “3 không” - không nhãn mác, không nguồn gốc, không hạn sử dụng. Đáng nói, chúng đều được đóng gói và bán theo cân một cách công khai, tràn lan.   
Nhiều mặt hàng lọt “tầm ngắm” 
Nhắm vào những “điểm nóng” tồn tại nhiều hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ này, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và xử lý kịp thời không ít trường hợp. Thế nhưng, theo chia sẻ của các đơn vị Quản lý thị trường (QLTT) thì số vụ việc phát hiện tại các “điểm nóng” này vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm.
Đơn cử, tháng 12/2014 phối hợp với cơ quan công an, Đội QLTT số 2 đã phát hiện và thu giữ gần 20 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc, đang tập kết tại phố Cầu Gỗ, phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Hàng hoá thu giữ gồm 49 bao tải dứa chứa quần áo, giày dép các loại và 11 thùng các tông chứa đồ chơi trẻ em, đều do Trung Quốc sản xuất. Mới đây nhất ngày 16/1, đơn vị này đã bắt ba lô hàng lậu, hàng cấm, trong đó có nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu ở khu vực phường Đồng Xuân. 
Theo ông Vương Chí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, trong 11 tháng đầu năm, phía Chi cục QLTT đã  kiểm tra 9.336 vụ, xử lý 8.811 vụ với tổng số tiền hơn 90,75 tỷ đồng. Trong đó, phạt hành chính hơn 37,28 tỷ đồng; tổng giá trị hàng tịch thu sung công, buộc tiêu hủy hơn 53,46 tỷ đồng. 
Cùng với đó, trong dịp cận Tết Nguyên đán này, nhiều loại mặt hàng sẽ được QLTT đưa vào “tầm ngắm” kiểm tra gắt gao như: bia, rượu, nước giải khát, thực phẩm, đồ chơi, quần áo, thực phẩm chức năng; các cơ sở nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phụ gia, chất bảo quản… “Hiện lực lượng QLTT phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập 4 đoàn điểm tra, trong đó có 2 đoàn kiểm tra các bến bãi, địa điểm tập kết; 2 đoàn kiểm tra các địa điểm kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ tết” – Lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội cho biết.
Dù đại diện phía đơn vị QLTT khẳng định là vậy, thế nhưng trên thực tế, các loại hàng hóa tiêu dùng nhập lậu đổ về Hà Nội lại đang có chiều hướng gia tăng. Hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu thường được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng.
 “Để có thể khám phá ra hàng loạt vụ việc hàng nhập lậu, lực lượng QLTT chúng tôi đã phải tốn khá nhiều công sức, anh em thay nhau mật phục suốt nhiều ngày mới có thể hoàn thành nhiệm vụ” – một thành viên trong Đội QLTT số 4 chia sẻ.  
Khách quan nhìn nhận, không ít tiểu thương vì tham chút lợi nhỏ đã sử dụng phương thức đánh tráo hàng giả, hàng kém chất lượng xen lẫn với hàng thật. Chính vì lẽ đó đã gián tiếp tạo ra không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa. Trong khi đó, nhân lực, trang thiết bị phục vụ kiểm tra, kiểm soát để nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng của đơn vị QLTT còn thiếu thốn. Bởi vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của đơn vị QLTT cũng gián tiếp bị ảnh hưởng. 
Trong năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 16.826 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu với giá trị 191,7 tỷ đồng. So với năm 2013, số vụ phát hiện tăng 4.115 vụ (tương ứng tăng 32,4%); giá trị hàng vi phạm giảm 31,7 tỷ đồng (14,2%). Trước vấn nạn hàng lậu, hàng giả nhộn nhịp ngày cận tết, ngoài nỗ lực ngăn chặn của lực lượng chức năng, trên hết người tiêu dùng cũng cần tự nâng cao ý thức trong việc tố giác, cung cấp thông tin về hành vi buôn lậu, vận chuyển, sản xuất hàng giả. Có như vậy, “phần gốc” của vấn đề xử lý hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng mới được giải quyết triệt để. 

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.