Nhà tập thể xuống cấp: Giải ngân nhỏ giọt, người dân phải chờ

Nhà tập thể xuống cấp: Giải ngân nhỏ giọt, người dân phải chờ
(PLO) - Theo tính toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng (Cty TNHH MTT nhà Hải Phòng), đề án cải tạo nhà cũ của Hải Phòng được bắt đầu từ năm 2011, phải tới năm 2025, sau khi chi ra hơn 5.400.000 tỷ đồng, quỹ nhà cũ trên địa bàn Hải Phòng mới được cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên, đề án này đang bị “dậm chân tại chỗ” bởi… thiếu tiền.
Cơ quan chức năng loay hoay
Theo ông Nguyễn Văn Quang – Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTT nhà Hải Phòng, từ năm 2010, Cty này   tổ chức tiếp nhận hàng loạt các khu nhà tập thể vốn thuộc quyền quản lý của các DN đóng trên địa bàn. 
Thời điểm tiếp nhận, các dãy nhà A22, A33, U45 vốn thuộc quyền quản lý của Cty Xi măng Hải Phòng, nhà U19 – nhà bị bom Mỹ phá từ năm 1972 của tập thể Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng trên địa bàn phường Lam Sơn (quận Lê Chân); các dãy nhà C22, C24, C26, A8 – nhà nghiêng của tập thể Thái Phiên trên địa bàn phường Cầu Tre (quận Ngô Quyền) là những nhà đặc biệt nguy hiểm.
Theo khảo sát của Cty TNHH MTT nhà Hải Phòng, các dãy nhà này gần như hết thời gian sử dụng, đều xuống cấp trầm trọng, trần, tay vịn cầu thang, sàn, hành lang, lan can trơ  lõi thép han gỉ;  hệ thống sườn mái mục, mọt, các cấu kiện bê tông, pa-nen tự phá; những khu công trình phụ dùng chung bị thấm dột, ống vệ sinh tắc.
Để khắc phục tình trạng quỹ nhà của Hải Phòng bị xuống cấp, Cty TNHH MTT nhà Hải Phòng phối hợp cùng Sở Xây dựng đã lập đề án phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án khắc phục nhà chung cư cũ bị xuống cấp, được UBND TP.Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-UBND năm 2011. Theo đó, Hải Phòng sẽ có chương trình nâng cấp, sửa chữa quỹ nhà cũ được chia làm ba giai đoạn,  bắt đầu từ năm 2011 đến năm 2025 với tổng kinh phí 5.402.700 triệu đồng để cải tạo, sữa chữa, nâng cấp, xây mới các khu nhà xuống cấp. 
Hai tòa nhà mới đang xây, thiếu kinh phí, ước mơ thay đổi điều kiện ăn ở tại các khu tập thể cũ vẫn xa vời
Hai tòa nhà mới đang xây, thiếu kinh phí,
ước mơ thay đổi điều kiện ăn ở tại các khu tập thể cũ vẫn xa vời
 
Thiếu tiền vì giải ngân 
nhỏ giọt
Tuy nhiên, đề án này vẫn chưa được triển khai triệt để. Theo ông Quang, chỉ đơn cử năm 2012, nhằm khắc phục sự cố tốc mái sau bão cho nhà A42 trên địa bàn quận Hồng Bàng với nguồn kinh phí sửa chữa nhưng đến nay vẫn chưa được giải ngân. 
Chỉ tính riêng kinh phí lập dự án cải tạo cho khu nhà xuống cấp trên địa bàn phường Lam Sơn cũng đã mất khoảng 1,6 tỉ đồng, nhưng tổng nguồn thu từ tiền cho thuê nhà cả năm của Cty TNHH MTT nhà Hải Phòng chưa đến 900.000.000 đồng nên những khoản nợ này vẫn “treo”, Cty TNHH MTT nhà Hải Phòng trở thành chủ nợ của hàng loạt các nhà thầu xây dựng trên địa bàn khi nguồn vốn ngân sách cấp cho Đề án cải tạo phát triển nhà vẫn được giải ngân một cách nhỏ giọt.
Dự án nhà B khu D2 phường Đồng Quốc Bình (quận Ngô Quyền) và Dự án nhà T phường Cát Bi (quận Hải An) là hai trong số ít các công trình cải tạo sửa chữa nhà cũ do Cty TNHH MTT nhà Hải Phòng được giao làm chủ dự án để xây mới các đơn nguyên thay thế các khu nhà cũ. Dự án nhà B khu D2 có thiết kế hai đơn nguyên cao 11 tầng,  sau khi hoàn thành xây dựng, ngoài việc trả lại những căn hộ cũ với diện tích rộng gần gấp hai, tại mỗi đơn nguyên còn dư ra tới 30 căn hộ có thể bố trí cho các hộ khác trên địa bàn. Dự án được triển khai từ năm 2006, thời điểm hoàn thành là năm 2012. Đến nay, chỉ mới có một đơn nguyên 11 tầng hoàn thành xây thô, do thiếu kinh phí, chưa thể hoàn thiện nên chưa thể bố trí các hộ dân quay trở lại nhà cũ.
Tương tự, dự án khu 05 đơn nguyên nhà 05 tầng tại khu T  phường Cát Bi được triển khai từ năm 2011, đến nay mới có 02 đơn nguyên được hoàn thành xây thô từ năm 2011 nhưng bị thiếu điện, nước, hạ tầng… nên chưa thể bố trí các hộ dân trong khu vực nhà tập thể cũ nát tại khu vực vào trong các đơn nguyên được xây mới.
Đề án cải tạo nhà cũ để cải thiện cho các hộ dân vẫn là ước mơ xa vời đối với các hộ dân sinh sống trong các khu tập thể cũ nát. Để khắc phục phần nào những bất tiện cho người dân, ông Hoàng Minh Tiệp – Phó Chủ tịch UBND phường Lam Sơn (quận Lê Chân) cho biết, hàng tuần vào ngày chủ nhật, UBND phường kết hợp với đoàn thanh niên, tổ dân phố tổ chức ngày tổng vệ sinh, dọn dẹp và kiểm tra khắc phục tạm thời những chỗ nguy hiểm tại những khu tập thể cũ.
Ông Nguyễn Hùng Anh – Phó Chủ tịch UBND phường Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền) lại chọn giải pháp đưa cư dân cả phường tham gia vào Dự án chống biến đổi khí hậu của Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới. Từ việc tham gia này, chính quyền địa phương cùng người dân tự mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy lắp đặt tại những khu nhà tập thể cũ, coi đây như một “cứu cánh” để người dân kịp thời xử lý đối với những sự cố bất ngờ ập đến từ những khu tập thể cũ nát.
Theo khảo sát, trên địa bàn Hải Phòng hiện có khoảng 220 lô nhà tập thể cao 2- 5 tầng tập trung tại các phường: Vạn Mỹ, Đồng Quốc Bình (quận Ngô Quyền); Đồng Tâm, An Dương (quận Lê Chân); Phan Bội Châu, Quán Toan (quận Hồng Bàng); Bắc Sơn (quận Kiến An), Cát Bi (quận Hải An)... Các lô này đều đã xuống cấp nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho những người sử dụng. Trước thực trạng trên, UBND TP.Hải Phòng đã phê duyệt đề án khắc phục tình trạng xuống cấp của các nhà chung cư cũ. Theo kế hoạch, đến năm 2025, toàn bộ nhà tập thể cũ nát sẽ được cải tạo, xây mới. 

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.