Để không còn phải “giải cứu” dưa hấu

Thu hoạch khoai tây Solara ở Gia Bình, Bắc Ninh
Thu hoạch khoai tây Solara ở Gia Bình, Bắc Ninh
(PLO) - Câu chuyện dưa hấu ùn tắc tại Cửa khẩu Tân Thanh vừa qua lại một lần nữa phơi bày thực trạng nhức nhối của ngành nông nghiệp. Ghi nhận của chúng tôi tại Bắc Ninh cho thấy đâu đó vẫn có những mô hình liên kết sản xuất rất hiệu quả, tiếc rằng chưa được nhân rộng để người nông dân bớt khổ. 
Cánh đồng chuyên canh măng tây của gia đình ông Nguyễn Đức Đình ở xã Thái Bảo (Gia Bình, Bắc Ninh) rộng hơn 2ha. Được sự giúp đỡ của các cấp Hội Nông dân, bắt đầu từ tháng 10/2013, ông Đình phát triển cây măng tây trên cơ sở liên kết với Sàn giao dịch kết nối cung - cầu nông nghiệp thực phẩm. 
Nhờ thực hiện đúng quy trình chăm sóc do kỹ thuật viên của sàn giao dịch hướng dẫn nên chỉ sau 4 tháng, cây măng tây đã cho thu hoạch. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Đình, chi phí ban đầu để trồng măng tây khá cao song bù lại người sản xuất sẽ được thu sản phẩm liên tục 7 - 8 tháng/năm trong thời gian từ 3 - 4 năm, nếu chăm sóc tốt có thể thu tới 5 năm. 
Thực tế từ đầu năm 2014 đến nay, vào những thời điểm thu hoạch rộ, trên diện tích hơn 2ha, bình quân gia đình ông Đình thu hoạch từ 250 - 270 kg/ngày. Điều đáng nói là nhờ liên kết chặt chẽ nên toàn bộ sản phẩm măng tây đạt chất lượng đều được sàn giao dịch thu mua tại ruộng với giá trung bình khoảng 50 nghìn đồng/kg. Gia đình ông Đình đang dự kiến sẽ mở rộng diện tích sản xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phía đối tác.
Cũng trên cơ sở liên kết cùng doanh nghiệp để sản xuất theo hướng hàng hóa, khoai tây đang trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở nhiều xã của huyện Gia Bình. Năm nay là năm thứ 2 Công ty Cổ phần TONKIN và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Gia Bình triển khai mô hình liên kết trồng khoai tây xuất khẩu với 2 loại giống là khoai tây Solara và Atlantích. 
Trên diện tích hơn 25ha tập trung tại các xã Thái Bảo, Đại Lai, Đại Bái, Đông Cứu và thị trấn Gia Bình, công ty đã đứng ra cung ứng giống, phân bón và bố trí cán bộ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Trên 200 hộ tham gia mô hình có trách nhiệm trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật. 
Nhờ có kinh nghiệm trồng khoai tây xuất khẩu từ vụ đông năm 2013 nên nhìn chung năm nay cả năng suất và chất lượng sản phẩm khoai tây đều cao hơn năm trước. Bà con rất phấn khởi vì công ty đã thực hiện đúng hợp đồng với giá thu mua trung bình là 6.200 đồng/kg. Theo tính toán, bình quân năng suất khoai tây năm nay đạt khoảng 700 kg/sào, trong đó có trên 80% củ loại 1, mẫu mã sản phẩm đẹp, hàm lượng tinh bột cao. 
Bà Nguyễn Thị Dáng, thôn Huề Đông, xã Đại Lai chia sẻ: “Qua 3 tháng chăm sóc, trên diện tích 1,5ha gia đình tôi thu được gần 9 tấn khoai tây. Sau khi trừ chi phí các loại do công ty ứng, tôi còn thu về được khoảng 30 triệu đồng. Vụ đông giờ đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình tôi”. Mô hình liên kết này vừa mở ra cơ hội để người nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, yên tâm sản xuất không phải lo cảnh “mất mùa, rớt giá”, đồng thời cũng giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu khoai tây phục vụ xuất khẩu.
Thực tế hiện nay, trên cơ sở phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp, cùng với huyện Gia Bình, hình thức liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Ninh đã phát triển khá mạnh mẽ, nhất là ở các huyện Yên Phong, Lương Tài, Quế Võ. 
Điển hình như các cấp Hội Nông dân  huyện Yên Phong đã tích cực phối hợp với nhiều công ty, doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Samsung Electronic, Orion Việt Nam, Foseca… trong thu mua, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thủy sản, trứng, thịt gia cầm… của hội viên nông dân. Chỉ tính riêng trong năm 2014, giá trị thu mua nông sản của các doanh nghiệp, đơn vị này đã lên tới hàng tỷ đồng, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, chi phí sản xuất ngày càng tăng, thiết nghĩ không chỉ Bắc Ninh mà các tỉnh, thành khác cũng nên nghiên cứu và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp. Đây không chỉ là “chìa khóa” để các địa phương dần hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực mà còn là cơ sở đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.