“Giấc mơ” cây tỷ đô - Bộ Nông nghiệp nói gì?

Cần làm rõ trồng mắc ca ở đâu, trồng bao nhiêu và nơi nào trồng, giống gì, trồng như thế nào và tiêu thụ ra sao, lợi nhuận thế nào?
Cần làm rõ trồng mắc ca ở đâu, trồng bao nhiêu và nơi nào trồng, giống gì, trồng như thế nào và tiêu thụ ra sao, lợi nhuận thế nào?
(PLO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chính thức đưa ra quan điểm về việc phát triển cây mắc ca. Theo đó, Bộ này khuyến cáo chỉ nên trồng mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công với định hướng đến năm 2020, diện tích trồng tập trung chỉ khoảng 10 nghìn ha. 
Thận trọng
Trước nhiều luồng ý kiến dấy lên thời gian qua về việc phát triển cây mắc ca (dư luận gọi là cây tỷ đô la), đặc biệt là ý tưởng của LienvietPostbank chọn đầu tư vào cây mắc ca với tham vọng trồng được 200 nghìn ha, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mới đây đã có cuộc họp cùng các nhà khoa học, cơ quan quản lí thống nhất chủ trương về cây trồng này. 
Hàng loạt ý kiến của nhiều nhà khoa học, cơ quan quản lí đầu ngành nông nghiệp đều cho rằng chưa nên mở rộng diện tích một cách ồ ạt.
TS. Hà Huy Thịnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp đánh giá: Mặc dù đến nay, một số mô hình trồng mắc ca đã thành công ở nước ta, tuy nhiên về cơ bản đây vẫn là đối tượng cây trồng mới, cần thận trọng. 
Ông Thịnh cho rằng, trước mắt chỉ nên tập trung phát triển ở những vùng có đặc điểm sinh thái thực sự phù hợp và có năng suất cao như Đắk Lắk, Sơn La. Trong đó, ưu tiên phát triển trồng xen với cà phê, chè. 
Viện Điều tra quy hoạch rừng cho biết, quy hoạch định hướng dành cho 6 tỉnh Tây Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên với tổng diện tích của Tây Nguyên đến năm 2020 vào khoảng 155 nghìn ha, trong đó khoảng 8 nghìn ha trồng tập trung; Tây Bắc khoảng 29 nghìn ha, trong đó 24 nghìn ha trồng tập trung. 
“Có nên trồng mắc ca không, tôi khẳng định là nên trồng và trồng là để bán, để xuất khẩu. Như vậy, phải làm rõ mắc ca Việt Nam có cạnh tranh được với mắc ca các nước hay không? Nếu trồng thì cần làm rõ trồng ở đâu, trồng bao nhiêu, nơi nào trồng, giống gì, trồng như thế nào và tiêu thụ ra sao, lợi nhuận thế nào? Các vùng định hướng trồng mắc ca hiện nay cây gì trồng được đã trồng rồi, giờ đưa mắc ca vào là phải thay thế, liệu mắc ca có cạnh tranh hơn so với cây thay thế không, thời gian tới sẽ phải làm rõ”- ông Thịnh nhấn mạnh.  
Siết chặt cây giống
GS.TS Lê Đình Khả, người có thâm niên nghiên cứu về mắc ca từ những ngày đầu du nhập vào Việt Nam lưu ý, mắc ca là cây trồng có giá trị kinh tế nên phát triển ở nước ta. Tuy nhiên cần thận trọng, chỉ nên mở rộng ở những nơi đã khảo nghiệm thành công và mỗi nơi phải khẳng định được một giống phù hợp. 
Nếu là trồng thuần, nhất định phải xem mắc ca là cây cần thâm canh, không nên xem là cây lâm nghiệp bình thường. 
Về định hướng, ông Đoàn Hữu Cường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến - đơn vị xây dựng một số mô hình trồng mắc ca - kiến nghị trong 5 năm tới, chỉ nên trồng mắc ca tại 2 vùng là Tây Bắc và Tây Nguyên với diện tích khống chế khoảng 12 nghìn ha. 
Theo ông Cường, lí do chưa nên mở rộng ồ ạt mắc ca một phần bởi chưa thể ngay lập tức có nguồn giống ghép đảm bảo chất lượng. 
Cụ thể, với 12 nghìn ha sẽ cần khoảng 4 triệu cây giống ghép, mỗi cây giống cần hơn 20 tháng mới có thể xuất vườn. Mắt ghép phải được lấy từ vườn đầu dòng được Bộ NN&PTNT công nhận. Vì vậy, để có 4 triệu cây giống ít nhất cần khoảng 5 vườn giống, công suất mỗi vườn 500-700 nghìn cây/năm mới có thể đáp ứng. 
Vì thế, theo ông Cường, có thể phải tới năm 2018 mới có giống trồng và con số 12 nghìn ha mắc ca vào năm 2020 là phù hợp. 
Bộ NN&PTNT khuyến cáo chỉ trồng những giống đã được Bộ này công nhận là giống quốc gia hoặc giống tiến bộ kỹ thuật, theo các hướng dẫn về quy trình kỹ thuật. Bộ NN&PTNT cũng sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục nhập khẩu giống của các nước nhằm chọn tạo giống phù hợp cho từng vùng trồng tại Việt Nam. 
Đồng thời, sớm nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, sẽ ban hành quy trình kỹ thuật trong trung tuần tháng 5/2015. Đối với việc nhập khẩu giống mắc ca, Bộ nghiêm cấm và sẽ siết chặt các hoạt động nhập khẩu giống với mục đích thương mại khi chưa trải qua khảo nghiệm theo quy định về quản lí giống cây trồng. 
* Về vấn đề thị trường, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát lo ngại hiện thông tin còn rất khập khiễng. Các thông tin trên truyền thông thế giới đa số đều đang nói rất tốt về cây mắc ca; từ Úc tới các nước châu Phi như Nam Phi, Kenya, Senegal và cả Trung Quốc… đều ca ngợi mắc ca. Các số liệu thống kê cũng cho thấy nguồn cung mắc ca ở nhiều nước đang tăng chóng mặt, có nơi trên 10%/năm. Trong khi đó, thông tin dự báo tin cậy về nhu cầu lại chưa rõ ràng.
* Bộ NN&PTNT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển cây mắc ca. Theo đó, cây mắc ca bắt đầu trồng thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 1994, đến nay các khảo nghiệm giống mắc ca đã được triển khai tại 16 tỉnh với 20 mô hình khảo nghiệm, hiện có 30/35ha mắc ca ra hoa kết trái.
​Đến nay, Bộ này đã công nhận được 10 giống mắc ca và đang cho triển khai thực hiện dự án “Trồng sản xuất thử nghiệm một số giống mắc ca mới tại Tây Nguyên và Tây Bắc” với 40ha đang sinh trưởng tốt. Ngoài ra, Bộ cũng đầu tư dự án trồng thâm canh cây mắc ca tại Tây Bắc và Tây Nguyên với diện tích 478,1ha mô hình, tỉ lệ sống đạt trên 95%, sinh trưởng và phát triển tốt.
Tuy nhiên, do cây mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm cho kết quả còn khác nhau, mặt khác cần xem xét kỹ các vấn đề về chế biến, thị trường. Do vậy, đến nay Bộ NN&PTNT vẫn chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca; quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...