Cử nhân Văn khoa làm giàu bằng quà quê giữa phố thị

Thu được chiến lợi phẩm trong rừng Nước Lạnh.
Thu được chiến lợi phẩm trong rừng Nước Lạnh.
(PLO) -Tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn của trường Đại học KHXH & NV TP.HCM nhưng chàng thanh niên không theo nghiệp viết mà “rẽ ngang” làm kinh doanh. Với mong muốn quảng bá đặc sản rừng quê hương, sau 1 năm “luồn rừng lội suối”, anh đã có hàng trăm khách hàng thân thiết, thu nhập ổn định nhờ kinh doanh mật ong rừng.

Tâm huyết với đặc sản quê hương

Đó là câu chuyện đầy phiêu lưu của chàng trai Nguyễn Trung Úy (26 tuổi, ở thôn Kim Cương 2, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 2012, Úy tốt nghiệp đại học rồi đi làm đúng ngành, lương bảy triệu đồng/tháng nhưng vẫn thích tự mình đứng ra kinh doanh. 

“Cuối năm 2014, Úy về quê thăm gia đình và họ hàng, có người nói với cậu cử nhân rằng: “Mi ra trường có công ăn việc làm vậy là tốt rồi, nhưng nếu mang được đặc sản rừng quê mình vào đó giới thiệu cho người Sài Gòn biết mới là hay, mi vừa kiếm được thêm thu nhập vừa giúp bà con ở bản làng có nguồn tiêu thụ ổn định”. 

Nghe vậy, Úy cũng nhận ra rằng nhu cầu sử dụng đặc sản rừng ở TP.HCM rất lớn nhưng để tìm được đặc sản rừng “đúng xịn” không phải là chuyện dễ.

“Tôi tự hỏi rằng, mình sinh ra và lớn lên ở miền núi rừng, quê hương có nhiều đặc sản nổi tiếng như mật ong rừng, nhung hươu sao, tinh bột nghệ… Tại sao không đưa đặc sản quê mình vào thành phố phục vụ mọi người”, Úy bắt đầu câu chuyện. 

Bữa cơm tối trong rừng không kém phần hấp dẫn
Bữa cơm tối trong rừng không kém phần hấp dẫn

Từ niềm đam mê kinh doanh lại được sự ủng hộ của gia đình, xóm làng ở quê nhà, Úy bắt đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh với sản phẩm đầu tiên là mật ong rừng Hương Sơn. Khởi nghiệp với số vốn ít ỏi 30 triệu đồng, Úy tính toán cẩn trọng để giảm tối đa rủi ro, lên kế hoạch khá kỹ, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, thu mua sản phẩm cho bà con, làm mẫu mã sản phẩm. 

Để phát triển thương hiệu mật ong rừng, anh đã xây dựng cả website và hoàn thiện hệ thống các kênh bán hàng online. Đây là những kinh nghiệm mà Úy tích lũy được sau ba năm đi làm cho các công ty tại TP.HCM. Điều khiến Úy đau đầu nhất chính là thị trường mật ong hiện nay quá loạn, khách hàng hầu như mất hết niềm tin vào những người kinh doanh mật ong. 

Để đảm bảo chất lượng, Úy không dám thu gom mật ong tràn lan mà chỉ nhập mật ong của gia đình và người thân để đưa vào thành phố. Dù là mật ong của người thân nhưng Úy vẫn thử kỹ lưỡng trước khi nhập, nếu mật ong không đạt chuẩn thì sẽ bị loại ngay. 

Khi mật ong vào tới nơi, Úy phải kiên trì bù lỗ và bán với mức giá phải chăng nhất để tiếp cận được những khách hàng đầu tiên. Khởi nghiệp với rất nhiều khó khăn.

Nguồn vốn luôn là bài toán khó mà Úy phải tìm phương án giải vì kinh doanh mặt hàng này phải có nguồn vốn xoay vòng liên tục nên cứ 2 ngày Úy phải gấp rút gom tiền gửi về quê để gom hàng, nhiều lúc túng thiếu phải chạy vay mượn bạn bè khắp nơi.

“6 tháng đầu bước vào kinh doanh, dù đã cố gắng tự mình ôm hết mọi việc nhưng vẫn liên tục phải bù lỗ, kể từ tháng thứ 7 trở đi lượng khách bắt đầu tăng và doanh thu đã bù đắp được chi phí bỏ ra. Lúc đó, tôi đã rất vui sướng dù lợi nhuận chưa có, tôi nghĩ chỉ cần không phải bù lỗ nữa thì mọi chuyện sẽ ổn” - Úy chia sẻ.

Những trải nghiệm nhớ đời 

Lúc bắt đầu khởi nghiệp, Úy đã phải bỏ ra cả tháng về quê theo chân thợ săn ong vào rừng để tận mắt chứng kiến quá trình lấy mật. Đồng thời, anh cũng học “bí kíp” của những thợ ong lão luyện về cách thức khai thác, nhận biết mật thật, giả, cách bảo quản… Tất cả những quá trình này được anh ghi lại bằng video và hình ảnh. 

“Đây vừa là những tư liệu quý, vừa là những đoạn phim khám phá về thiên nhiên, về những cánh rừng già ở quê hương Hà Tĩnh. Tôi vừa giữ để làm tài liệu vừa biên tập lại thành những phóng sự rồi tải lên mạng xã hội để quảng bá”, Úy tâm đắc nói. 

Đó cũng là những trải nghiệm không thể nào quên với chàng thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết. 

“Suốt một tháng về quê, tôi hầu như ăn ở trong rừng cùng anh em dân bản. Quả thật, có theo chân những người đi khai thác mật ong rừng mới biết họ khổ cực và nguy hiểm thế nào. Ban đêm ngủ thì bị muỗi đốt, lạnh thấu xương, đau nhức cả người vì nằm ngủ trên đá, nhiều đêm mưa gió phải dậy chạy tìm chỗ trú mưa, đã thế lại còn lo bị rắn rếp cắn. Ban ngày thì leo đèo lội suối tìm ong rừng, khi tìm được tổ ong phải leo lên cây cổ thụ cao chót vót để khai thác mật ong”, Úy kể.

Mật ong ở rừng Hương Sơn còn rất nhiều, nhưng muốn khai thác dài lâu phải có kế hoạch
Mật ong ở rừng Hương Sơn còn rất nhiều, nhưng muốn khai thác dài lâu phải có kế hoạch

Được biết, cánh rừng già ở quê Úy có tên là rừng Nước Lạnh, vì vào sâu trong rừng khí hậu rất lạnh. Cánh rừng này giáp với biên giới Lào, địa hình vô cùng hiểm trở. Mỗi lần Úy vào rừng phải đi cùng với 5, 6 anh em khác để hỗ trợ nhau. 

Úy kể:  “Cánh rừng già cách xa bản làng, từ bản phải đi xe máy gần 2 tiếng đồng hồ mới vào tới cửa rừng rồi bắt đầu leo bộ khoảng 3 tiếng đồng hồ nữa mới tới nơi, ở đây người dân ít lui tới, chỉ có những người lấy mật như anh em chúng tôi mới xuất hiện ở đây”. 

Ở huyện miền núi Hương Sơn, người dân nghèo chỉ biết sống dựa vào chăn nuôi và trồng trọt. Đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt khiến cuộc sống bội phần khó khăn. Người dân nơi đây hết mùa vụ lại vào rừng để tìm kiếm đặc sản cải thiện cuộc sống.

Cuộc sống họ có phần tươm tất hơn cũng phần nào nhờ vào rừng Nước Lạnh, do đó từ bao đời nay, người dân rất có ý thức bảo vệ rừng. Mỗi khi phát hiện được tổ ong, để lấy  được buộc phải hun khó và người dân ở đây đã phát minh ra cách tạo khói có một không hai. 

Họ dùng củi khô nhỏ để bên trong rồi lấy lá tươi bọc bên ngoài. Khi đốt sẽ tạo khói nhiều mà không gây cháy. Ngoài ra, đối với những người săn ong ở đây, họ không bao giờ lấy hết một tổ ong mà chỉ cắt lấy một phần. Phần còn lại, ong sẽ tiếp tục xây tổ, cho mật. “Nếu mình lấy đến hết tổ ong, ong giận sẽ bỏ đi hết”, Úy cười đùa vui vẻ.

Chia sẻ thêm về bí quyết kinh doanh, Úy cho biết, để kinh doanh tốt đặc sản quê hương và giữ chân được khách hàng ngoài việc đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng, kiểm tra kỹ trước khi giao cho khách còn phải giao hàng nhanh, đúng hẹn và phải tư vấn nhiệt tình mỗi khi khách hàng có thắc mắc.

Úy cũng cho biết, hầu hết khách hàng khi có nhu cầu mua mật ong rừng nguyên chất đều đặt ra câu hỏi “Làm sao phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi?”. Để có đáp án cho câu trả lời này, nhiều người đã lên mạng gõ đầu “tiến sĩ Google” để hỏi, và tất nhiên “Google” sẽ đưa ra rất nhiều đáp án của nhiều tác giả, của nhiều trang mạng kinh doanh mật ong. 

Tuy nhiên, hầu hết những phương pháp trên mạng internet theo Úy đều không thể nào phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi. Những phương pháp đó chỉ có thể phân biệt được mật ong thật với mật ong giả mà thôi. Theo Úy, để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi phải chú ý tới rất nhiều các đặc điểm. 

“Trong dân gian có nhiều cách để phân biệt mật ong giả, thật như nhúng một cọng hành vào, cho vào tủ lạnh, hoặc nhỏ mật lên một tờ giấy… Nhưng theo tôi, những cách đó không thể nào áp dụng để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi.

Sau thời gian dài nghiên cứu về mật ong rừng, tôi nhận ra các đặc điểm của nó như tạo khí gas, bọt khi cho vào chai kín. Khi mở một chai mật ong rừng thậm chí còn nghe được tiếng xì và bọt trào ra khỏi miệng chai. Đặc biệt, mật ong rừng có mùi thơm của phấn hoa rừng, một mùi thơm vô cùng đặc trưng”, Úy nói.

Quan điểm của Úy trong kinh doanh là phải đặt chữ tâm và uy tín lên hàng đầu, đồng thời đôi tay phải làm việc cần cù và bộ óc sáng suốt. Úy cũng cho rằng, khi đã có ước mơ và dự định thì hãy bắt tay vào làm ngay, đừng ngại thất bại.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Đọc thêm

Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.