Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

“Thành công của nhà đầu tư là thành công của tỉnh”

Ông Trần Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Cty CP đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bảo Minh (Nam Định) cho biết, Cty được chính quyền tỉnh Thái Bình lựa chọn làm chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hải Long (nằm trong KKT Thái Bình) theo mô hình KCN hiện đại, với tiêu chí “xanh, bền vững”, đồng bộ về giao thông, điện, nước, xử lý nước thải và viễn thông.

“Chúng tôi đánh giá cao các cơ chế, chính sách ưu đãi của Thái Bình. Với vị trí đắc địa thuận lợi về giao thông đường bộ cũng như cảng biển, thời gian trung chuyển hàng hoá đến các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được được rút ngắn. Cụ thể, đến cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) khoảng 50km; sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 35km; sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) khoảng 140km; cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 230km. Bên cạnh đó, hạ tầng cấp điện, nước, thông tin liên lạc được quy hoạch, xây dựng đồng bộ. Đặc biệt, tỉnh có nguồn nhân lực lao động dồi dào, dân số Thái Bình khoảng 2 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,2 triệu người”, ông Kiểm nói.

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho các nhà đầu tư. (Ảnh: thaibinh.gov.vn)

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho các nhà đầu tư. (Ảnh: thaibinh.gov.vn)

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), đại diện Ban Quản lý KKT Thái Bình cho biết, những năm qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về đầu tư hoặc mở rộng dự án tại tỉnh, với phương châm “Thành công của nhà đầu tư là thành công của tỉnh Thái Bình”.

Một số ưu đãi như miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản; miễn toàn bộ thời gian thuê đất với dự án ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; các nhóm đối tượng khác được miễn 13 - 17 năm tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong suốt thời gian hoạt động của dự án;… Tỉnh cũng áp dụng ngay chính sách ưu đãi từ khi các nhà đầu tư lập dự án. Các dự án có quy mô lớn sẽ được hỗ trợ 100% thủ tục giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký DN.

Với các thủ tục để khởi công dự án (quy hoạch chi tiết, báo cáo nghiên cứu khả thi, PCCC, báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép xây dựng), cơ quan thẩm quyền sẽ đồng hành, hướng dẫn thực hiện, giúp DN kết nối các Bộ, ngành liên quan để rút ngắn thời gian thực hiện.

Với các nhà đầu tư trọng điểm, tỉnh chỉ đạo lập tổ công tác riêng để hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện dự án. Với các đơn vị đã và đang hoạt động, luôn được thường xuyên quan tâm, có cán bộ nắm bắt theo dõi tình hình để tháo gỡ khó khăn kịp thời, giúp DN yên tâm sản xuất kinh doanh.

Điểm đến của các nhà đầu tư

Minh chứng cho sự thành công của DN khi đến đầu tư tại Thái Bình, có thể kể đến Cty CP Green-iP1 là nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN Liên Hà Thái, là KCN được đánh giá thu hút đầu tư thành công nhất hiện nay tại tỉnh Thái Bình. Trong khoảng 3 năm hoạt động, đến nay Green-iP1 đã thu hút được tổng vốn đầu tư gần 1,3 tỷ USD.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư lớn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ với những dự án trong lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường như: Sản xuất linh kiện động cơ dùng cho quạt gió các thiết bị điện tử, đồ gia dụng, điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng)… cũng đã lựa chọn Thái Bình là “bến đỗ”.

Tính đến nay, KKT tỉnh Thái Bình đã thu hút được 4 dự án hạ tầng KCN, gồm: KCN Liên Hà Thái (588ha), KCN Hải Long (296ha), KCN VSIP Thái Bình (333ha), KCN Hưng Phú (209ha).

Phối cảnh một góc KCN Liên Hà Thái (huyện Thái Thụy), là KCN đã thu hút tổng số vốn gần 1,3 tỷ USD. (Ảnh: Quốc Khải)

Phối cảnh một góc KCN Liên Hà Thái (huyện Thái Thụy), là KCN đã thu hút tổng số vốn gần 1,3 tỷ USD. (Ảnh: Quốc Khải)

Cùng với chú trọng cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao tính minh bạch, những năm qua Thái Bình đã thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động. Tỉnh đã sớm ký chương trình phối hợp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tăng cường phối hợp việc đào tạo và cung ứng lao động, đáp ứng nhu cầu của các DN trên địa bàn. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng phát huy nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực. Hiện Thái Bình có 2 trường ĐH và khoảng 30 trường dạy nghề với quy mô đào tạo gần 35.000 người/năm.

Tháng 3/2024, tại Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang (khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ) đã nêu rõ: “Những kết quả nổi bật tỉnh Thái Bình đã đạt được, đặc biệt là kết quả về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải ngân vốn đầu tư công, chính là “chìa khóa” để Thái Bình mở ra cánh cửa mới và con đường mới để phát triển. Với vị trí địa lý thuận lợi; khả năng tiếp cận đất đai; sự quan tâm của nhiều thế hệ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, tin tưởng Thái Bình đang đi đúng hướng trong quá trình phát triển và sẽ có sự bứt phá, phát triển vượt bậc trong thời gian tới”.

Theo Quyết định 36/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, KKT Thái Bình có diện tích đất tự nhiên 30.583ha, gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX đã nêu rõ: “Tập trung xây dựng, phát triển KKT Thái Bình toàn diện về công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị và kinh tế biển, trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh, vừa là đột phá phát triển, vừa là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Đọc thêm

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

Chủ động nắm bắt UKVFTA: Chìa khóa để doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Anh

Ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương).
(PLVN) - Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn nữa dư địa thị trường và lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), để xuất khẩu sang Anh sớm đạt mốc 10 tỷ USD.