Người phụ nữ dân tộc Tày mang khát vọng đưa thổ cẩm vươn ra biển lớn

Chị Nông Thị Thược vừa ngồi dệt vải vừa nghe hát Then qua chiếc điện thoại.
Chị Nông Thị Thược vừa ngồi dệt vải vừa nghe hát Then qua chiếc điện thoại.
(PLO) - Dưới bàn tay chị, những tấm thổ cẩm tuyệt sắc, thể hiện những nét tinh tế, sự hài hòa của một tâm hồn nghệ thuật. Người phụ nữ này còn nuôi khát vọng đưa nghề truyền thống của đồng bào dân tộc mình vươn xa, đua tài cùng thế giới. 

Tinh hoa thổ cẩm dân tộc Tày

Chị Nông Thị Thược (SN 1961, trú tại xóm Luống Nọi, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) là người dân tộc Tày. Từ nhỏ, chị đã được ông bà dạy về kỹ thuật thêu dệt thổ cẩm. Chính vì vậy mà chiếc khung cửi đã gắn liền với cuộc sống của biết bao thế hệ ở trong gia đình chị. Chị Thược cũng như bao phụ nữ người Tày khác, đều phải học dệt vải, tự tạo ra các sản phẩm thổ cẩm độc đáo trước khi lấy chồng. Đối với đồng bào dân tộc Tày, để đánh giá đức hạnh, phẩm chất, độ khéo léo, người ta dựa vào những sản phẩm của người phụ nữ làm ra.

Được biết xóm Luống Nọi, xã Phù Ngọc là cái nôi của làng nghề thêu dệt thổ cẩm của người Tày ở Hà Quảng. Biết phóng viên (PV) từ xuôi đến bản làng tìm hiểu về nghề dệt truyền thống, cán bộ thôn, xã đều giới thiệu đến gặp nghệ nhân Nông Thị Thược. Khi PV tìm đến, trong ngôi nhà sàn truyền thống, chị Thược đang miệt mài bên chiếc khung cửi, vừa làm chị vừa véo von một điệu hát Then. 

Chị bảo, chính làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc là mạch nguồn cảm xúc để chị thỏa sức sáng tạo với các sản phẩm thổ cẩm. Chị Thược tâm sự: “Nghề này có từ lâu lắm rồi, mình không làm thì nó sẽ mai một, tôi muốn duy trì để con cháu biết đây là nghề dệt của dân tộc”. 

Theo chị Thược, chị học nghề từ năm 13 tuổi, đến năm 18 tuổi chị đã thuộc từng “chân tơ kẽ tóc” của kỹ thuật thêu dệt. Gia đình chị có nghề dệt đến nay đã là bốn đời người. Hiện ở trong làng có khoảng hơn 20 hộ dân cũng làm nghề này. Đối với bà con ở trong bản, nghề này chỉ làm theo thời vụ. Tuy nhiên đối với chị Thược, chị không kể thời gian, cứ rãnh rỗi là ngồi vào khung cửi.

Cũng theo chị Thược, thời kỳ khó khăn nhất của làng nghề là vào giai đoạn trước năm 1990. Thời kỳ đó đầu ra cho sản phẩm cực kỳ khó khăn. Để tìm đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề, chị phải long đong lận đận đi khắp nơi ở các phiên chợ.

Khó khăn chồng chất khó khăn, với niềm đam mê nghề dệt, chị Thược lại đi khắp các vùng quê, nghiên cứu các mẫu hoa văn, phong tục tập quán để thổi hồn vào các sản phẩm. Kể từ năm 1990 trở đi, các sản phẩm của chị phần nào đã được người dân tiếp nhận. Các sản phẩm thổ cẩm đã thực sự đi vào đời sống của đồng bào.

Chị Thược giới thiệu về các mẫu sản phẩm thổ cẩm của mình.
Chị Thược giới thiệu về các mẫu sản phẩm thổ cẩm của mình. 

Không chỉ dừng ở đó, tại Hội chợ các làng nghề dân tộc Việt Nam, chị còn đem cả khung cửi, thể hiện tài hoa thêu dệt đặc trưng truyền thống của dân tộc để giới thiệu cho bạn bè trong nước và quốc tế biết đến. 

Người phụ nữ hào hứng kể: “Tháng 11/2014, tôi cũng đã có tham gia hội chợ văn hóa các dân tộc Việt Nam ở xã Đồng Mô. Lúc đó tôi và các chị em trong bản mang cả dàn khung cửi này đi theo. Sau khi gian hàng của tôi bày xong, ai cũng xúm lại ngắm nghía. Người thì xin số điện thoại, người thì đặt hàng. Đây chính là niềm cổ vũ, tiếp thêm động lực cho tôi sáng tạo”.

Bằng sự sáng tạo, pha lẫn những nét truyền thống và hiện đại, các sản phẩm của chị Thược đã có những nét chấm phá nhất định, điều đó được thể hiện bằng các đường nét hoa văn trên tấm vải. Để có được những đường nét hoa văn này, chị đã phải nghiên cứu tìm tòi, tự sáng tạo mới. Các hoa văn tinh tế đặc sắc nhất của người miền núi là con ngựa, hoa hồi, hoa đào…

Ngoài những đường nét hoa văn cổ truyền, người phụ nữ này còn sáng tạo ra khoảng hơn 20 loại hoa văn hiện đại. Chính vì vậy khi cầm vào những sản phẩm của chị tạo ra luôn lộng lẫy, tươi mới, điểm chút chấm phá, gợi lên những nét tinh tế rất đặc trưng của người miền núi. Ngoài các sản phẩm là khăn, váy áo, chị Thược còn làm ra vô số các sản phẩm khác nhau, như: khăn trải bàn, khăn trải ghế, gối, chăn, đệm, mặt địu…

Nữ nghệ nhân mong muốn rằng, Nhà nước cần phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo và các hội chợ về các sản phẩm thổ cẩm của các dân tộc thiểu số hơn nữa để các nghệ nhân như chị đem khả năng và sự sáng tạo  của mình ra so tài. Hiện tại các mẫu sản phẩm của chị Thược đã được  khách hàng ở một số tỉnh thuộc vùng núi phía bắc đặt mua. Không những thế, các sản phẩm của chị và bà con làm ra cũng đã len loi vào thị trường thuộc các tỉnh ở khu vực miền Nam như: Trà Vinh, Long An, Bến Tre… 

Nỗi trăn trở của các nghệ nhân trên núi

Có lẽ, để có được sự thành công trong việc đưa sản phẩm của mình ra được thị trường cũng là một điều rất khó khăn. Mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng đối với một người đam mê nghệ thuật thêu dệt như chị Thược thì không có một rào cản nào ngăn được. Ngoài tham gia quảng bá sản phẩm trong hội chợ, ở Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên, chị còn được mời tham dự để giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của mình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Chị Thược trăn trở: “Năm 2010, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, hôm đầu tiên tôi mạnh dạn đem một số túi thổ cẩm dân tộc đi bán, cạnh đó là khung cửi để tôi trực tiếp “tác nghiệp” nên thu hút được lượng lớn khách tham quan. Vừa dệt vải, tôi vừa quảng bá các sản phẩm, đến cuối hội chợ hơn 60 cái túi của tôi đã được khách hàng mua hết sạch”.

Năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã đầu tư trang bị cho Chi hội Phụ nữ thuộc làng nghề thôn Luống Nọi các khung cửi dệt vải. Thời gian đầu, số lượng chị em ở trong làng tham gia theo học nghề lên đến 40 người. Nhưng do thu nhập thấp nên một số các chị em đã nghỉ, hoặc chỉ làm theo thời vụ. Hiện trong làng chỉ con hơn 20 chị em thường xuyên làm nghề. Hiện chỉ khi nào có nhiều đơn đặt hàng, khi có khách cần số lượng lớn, chị Thược lại huy động các chị em ở trong làng cùng làm. Mỗi một tấm thổ cẩm được chị Thược  bán với giá là 40 nghìn đồng.

Dù chưa có thương hiệu nhưng các sản phẩm của chị Thược làm ra đều có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng nên luôn có một lượng khách nhất định. Chị Thược tự tin nói rằng, xét về tay nghề thì khả năng thêu dệt của bà con Luống Nọi ít có nơi nào cạnh tranh được.

Hiện chị Thược đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam.
Hiện chị Thược đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam. 

Để có những mẫu hoa văn, trong quá trình thêu dệt, những nghệ nhân như chị Thược phải vắt óc để sáng tạo để có bản sắc và dấu ấn riêng. Đối với sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Tày, để có những hoa văn đường nét tinh tế, những nghệ nhân phải vắt từng sợi chỉ mới làm được. Chỉ cần lệch một sợi chỉ là tác phẩm đã có sự khác biệt rồi nên mình phải nhớ để làm lại. 

Hiện chị Thược đã được phong tặng danh hiệu là Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao tặng. Theo nữ nghệ nhân, vừa qua Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên đang hoàn thiện hồ sơ để UNESCO công nhận các sản phẩm của làng nghề Luống Nọi là di sản văn hóa. 

Nghệ nhân dân tộc Tày này không giấu được vui mừng: “Mình hồi hộp chờ đợi kết quả, nếu được UNESCO công nhận thì các sản phẩm là tinh hoa văn hóa dân tộc Tày sẽ được quảng bá khắp nơi trên thế giới.”  

Đọc thêm

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.