Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm...

Livestream bán hàng là một trong những hình thức quảng cáo sản phẩm và bán hàng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên cơ quan quản lý không thể nắm được doanh thu qua mỗi phiên Livestream trên cơ sở số lượng phản hồi (comment) đặt hàng từ người dùng trên mạng.

Thực tế cho thấy, doanh thu thực của phiên livestream bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Các hoạt động livestream cũng có thể sử dụng các công cụ, ứng dụng để tạo ra các phản hồi nhằm mục đích quảng cáo, tăng hiệu ứng từ người xem, người mua hàng; Doanh thu cũng bị ảnh hưởng do việc hủy đơn của khách hàng sau khi bán hàng…

Vậy việc quản lý thuế (QLT) đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện Livestream bán hàng như thế nào?

Theo quy định hiện hành, các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Các cá nhân khác (blogger, tiktoker, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, …) được trả hoa hồng từ việc thực hiện livestream bán hàng. Các cá nhân này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần với 07 bậc (từ 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%).

Trường hợp khoản hoa hồng này được trả cho đối tượng là hộ kinh doanh (HKD) thì được tính là doanh thu từ hoạt động kinh doanh nếu HKD có đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp, có đăng ký thuế HKD và đang được cơ quan thuế (CQT) QLT theo hình thức hộ khoán ổn định hoặc là hộ kê khai, trường hợp này HKD khai nộp thuế theo mức thuế 7% (5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN).

Đối với các trường hợp cá nhân hưởng hoa hồng thuộc diện điều chỉnh thuế TNCN từ tiền lương tiền công , các tổ chức, doanh nghiệp chi trả hoa hồng có trách nhiệm khai thuế, khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định.

Người bán hàng Livestream tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm...

Người bán hàng Livestream tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm...

Nhiều khó khăn...

Mặc dù quy định của pháp luật là vậy song theo Tổng cục Thuế, việc QLT đối với Livestream bán hàng đang gặp phải một số khó khăn.

Đó là việc đưa vào QLT đối với các KOL (Người có sức ảnh hưởng), KOC (Người tiêu dùng chủ chốt), Youtuber, Tiktoker và người nổi tiếng nhận thu nhập từ việc thực hiện review, quảng cáo và có các phiên livestream lớn để bán các sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội còn gặp khó khăn.

Hoạt động bán hàng từ lĩnh vực livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok… đang thành xu hướng kinh doanh mới, tuy nhiên với sự hỗ trợ của công nghệ thì nhiều phiên livestream diễn ra tự phát và kết thúc nhanh chóng, khi xong là người livestream xóa đường link. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý xác định thông tin của đơn vị livestream và giá trị hàng hóa giao dịch qua phiên livestream.

Đối với người nộp thuế (NNT) kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) có thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận thu hộ tiền bán hàng (COD), CQT đề nghị các đơn vị giao nhận này cung cấp danh sách NNT kinh doanh TMĐT (chi tiết theo: tên doanh nghiệp, cá nhân; mã số thuế; số tiền thu hộ, hợp đồng thuê các đơn vị giao nhận thu hộ tiền,…) nhưng các đơn vị giao nhận chưa cung cấp hoặc có cung cấp nhưng không đầy đủ thông tin. Do đó, việc xác định được chính xác tên tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nói chung hay người bán hàng qua hình thức livestream nói riêng để QLT TMĐT theo quy định hiện hành là khó khăn cho CQT.

Ngoài ra, khi xác định được các đối tượng bán hàng qua hình thức livestream và các đối tượng này được CQT thông báo để làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp các đối tượng không hợp tác hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin liên quan đến doanh thu, số lượng đơn hàng, loại mặt hàng,… Do đó, rất khó khăn cho CQT địa phương trong việc xác định doanh thu và số thuế phải nộp, tốn nhiều nguồn nhân lực trong việc rà soát, kiểm tra và xác định.

CQT có thông tin về NNT có hoạt động bán hàng qua hình thức livestream, có thông tin số tài khoản ngân hàng của NNT, thực hiện văn bản đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin. Trong khi có nhiều tài khoản ngân hàng của NNT mà CQT chưa có được, dẫn đến rủi ro có thể xử lý thuế khi chưa có đủ nguồn thu từ NNT, một số trường hợp ngân hàng thương mại đề nghị CQT khi muốn cung cấp thông tin giao dịch của NNT phải đính kèm kế hoạch thanh tra, kiểm tra hay quyết định kiểm tra/ thanh tra NNT kèm theo . Điều này gây khó khăn cho CQT trong thu thập thông tin của NNT có hoạt động TMĐT.

Một số CQT cũng gặp khó khăn trong việc rà soát, tìm kiếm thông tin của NNT theo dữ liệu được cung cấp trên kho dữ liệu tập trung của CQT hoặc NNT không tuân thủ việc kê khai đầy đủ dữ liệu các nguồn thu nhập từ nhiều nơi, tính tuân thủ về kê khai, nộp thuế của NNT còn thấp, dữ liệu cần rà soát lớn nhưng nhân lực không đáp ứng được, công tác tuyên truyền đối với NNT chưa đáp ứng được yêu cầu về QLT đối với hoạt động bán hàng qua hình thức livestream.

Trường hợp NNT không tuân thủ đề nghị của CQT. CQT thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, chuyển cơ quan điều tra khi có dấu hiệu cố ý vi phạm pháp luật. (ảnh minh họa)

Trường hợp NNT không tuân thủ đề nghị của CQT. CQT thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, chuyển cơ quan điều tra khi có dấu hiệu cố ý vi phạm pháp luật. (ảnh minh họa)

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Để nâng cao hiệu quả QLT đối với hoạt động TMĐT , CQT thông qua các công cụ thống kê, phân tích dữ liệu TMĐT trực tuyến (như: Metric.vn, Kalodata.com,….) để xác định, ước tính thu nhập, nắm bắt thông tin gian hàng của các cá nhân, tổ chức thông qua bán hàng hóa, tiếp thị liên kết từ hoạt động livestream.

Thực tế cho thấy, NNT thông thường sẽ sử dụng cùng tên gian hàng này để kinh doanh trên các sàn TMĐT như Shopee, Lazada do đó CQT thực hiện tra cứu thông tin gian hàng trên kho dữ liệu tập trung của ngành thuế để truy xuất thông tin liên hệ để thực hiện QLT.

CQT cũng thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị quản lý khác như Quản lý thị trường, Hải Quan, Cơ quan điều tra để trao đổi thông tin, thực hiện phối hợp rà soát đối với các đối tượng có thu nhập từ phiên Livestream.

Trường hợp NNT không tuân thủ đề nghị của CQT. CQT thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, chuyển cơ quan điều tra khi có dấu hiệu cố ý vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, CQT thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong QLT, sử dụng các tiêu chí phân tích rủi ro để lựa chọn NNT thực hiện kiểm tra, xác minh như: doanh thu lớn, thông tin, địa chỉ rõ ràng,….Trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, đánh giá và lựa chọn các đối tượng có yếu tố rủi ro cao, các đối tượng có phát sinh thu nhập chênh lệch lớn để chú trọng, tập trung làm mẫu, làm điểm đồng thời khi có yếu tố cố ý vi phạm pháp luật cần tích cực chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó đối với các trường hợp đối với các trường hợp đã bị xử lý vi phạm về hành chính và xử lý hình sự, CQT phối hợp với đơn vị báo chí, truyền thông để thông cáo rộng rãi cho NNT nắm bắt về các rủi ro trong việc không tuân thủ quy định pháp luật về thuế. Qua đó nâng cao tính tuân thủ, giảm áp lực về trách nhiệm rà soát của CQT.

Trong thời gian tới, CQT tiếp tục nghiên cứu cách thức rà quét, ước tính doanh thu kinh doanh trên các công cụ thống kê, phân tích dữ liệu TMĐT trực tuyến (như: Metric.vn, Kalodata.com,….) để xây dựng ứng dụng ngành phục vụ công tác thu thập dữ liệu.

Tiếp tục triển khai tổ chức, làm việc với nhà cung cấp nước ngoài cung cấp các nền tảng trực tuyến tại Việt Nam có hoạt động Livestream bán hàng (Ví dụ như Tiktok...) để khai thác thông tin dữ liệu thống kê về thu nhập của cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động Livestream tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích bổ sung CSDL, tiếp tục làm giàu kho cơ sở dữ liệu tập trung của ngành thuế phục vụ công tác QLT.

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.