Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng”, là một “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội.
Tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng”, là một “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội được nâng lên, tạo sự thống nhất trong hành động, qua đó huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Pháp luật và cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội được hoàn thiện theo hướng đồng bộ hơn, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của tín dụng chính sách xã hội, nhất là chính sách tín dụng ưu đãi đã được ban hành kịp thời để hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19. Nguồn vốn chính sách xã hội có sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện đã quan tâm cân đối, bố trí một phần ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Nguồn vốn chính sách xã hội được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; thực hiện tốt các hoạt động nhận uỷ thác. Mô hình và phương thức hoạt động của NHCSXH được khẳng định và ngày càng được củng cố.

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, miền; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, qua đó ngày càng củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là “điểm sáng”, một trong những “trụ cột” của hệ thống các chính sách an sinh xã hội, minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác tín dụng chính sách xã hội còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc: Nguồn vốn chưa thực sự đa dạng; chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; vốn uỷ thác tại một số địa phương, nguồn vốn có nguồn gốc từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hiệu quả tín dụng ở một số vùng, địa phương còn thấp, tỉ lệ nợ quá hạn cao. Quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, chưa gắn kết với mô hình, dự án liên kết theo chuỗi, thiếu sự hỗ trợ đầu ra ổn định, bền vững. Việc chuyển đổi số của NHCSXH còn hạn chế.

Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nêu trên do những nguyên nhân chủ yếu sau: Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội chưa đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện; Công tác phối hợp trong xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách chưa thực sự chặt chẽ; chưa gắn kết giữa mục tiêu với khả năng đáp ứng nguồn lực tài chính;

Cơ chế chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất trong việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách xã hội còn thiếu đồng bộ; một số chính sách áp dụng chung trên toàn quốc chưa phù hợp với từng loại đối tượng, vùng, miền; chưa có quy định cụ thể về tỉ lệ và nguyên tắc xác định nguồn vốn chủ đạo, phù hợp với đặc thù tín dụng chính sách xã hội; cơ chế, chính sách chưa thực sự phù hợp để NHCSXH tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;

Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khống chế tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ trái phiếu đến hạn hằng năm. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nhất là của dịch Covid-19.

Bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Qua đó, khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm, phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; lấy con người làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau; là công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là động lực, nguồn lực để những người thụ hưởng chính sách xã hội tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Hai là, Nâng cao vai trò của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội.

Xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Các bộ, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường phối hợp trong xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động nhận uỷ thác từ NHCSXH.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động huy động, quản lý và sử dụng vốn của NHCSXH, không được để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động của NHCSXH.

Ba là, Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững; đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, điều kiện phát triển, đặc điểm của từng vùng, miền, chu kỳ sản xuất, kinh doanh; chú trọng cung cấp tín dụng chính sách xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, học sinh, sinh viên nghèo và các trường hợp khẩn cấp khác... Thực hiện mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp đến là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác. Mức ưu đãi được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.

Rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội hiện hành. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh xã hội; tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người nghèo. Nghiên cứu tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo, vùng khó khăn, đối tượng có thu nhập trung bình, ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026 - 2030.

Bốn là, Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hoá các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm nguồn vốn hoạt động được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho NHCSXH, trong đó nguồn ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước là chủ đạo, nguồn uỷ thác từ các địa phương là quan trọng, đồng thời tăng cường huy động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế.

- Nghiên cứu tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước vào NHCSXH. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho NHCSXH chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho NHCSXH, phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn này chiếm 30% tổng nguồn vốn. Có cơ chế, chính sách để NHCSXH được tiếp nhận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Các địa phương tiếp tục quan tâm, bố trí kịp thời ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH, phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15 - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH và đến năm 2030 chiếm 15% tổng nguồn vốn.

- Tiếp tục duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH. Có cơ chế linh hoạt để huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước. Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi, tiền vay, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ "Vì người nghèo" để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Năm là, Phát triển NHCSXH là định chế tài chính công, có khả năng tự chủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

- Tiếp tục duy trì mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù của NHCSXH. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản trị, cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế tài chính của NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát, năng lực dự báo, phân tích; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống NHCSXH. Hoàn thiện quy chế phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ bị rủi ro bảo đảm an toàn nợ, phù hợp với đặc thù, tính chất hoạt động của NHCSXH. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ trong hoạt động tín dụng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ NHCSXH có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tuỵ phục vụ người dân. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, thu nhập để thu hút và ổn định nguồn nhân lực của NHCSXH.

- Đơn giản hoá trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hoá công tác quản trị điều hành. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền tảng ngân hàng số, số hoá quy trình quản lý và tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, chú trọng thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành để cập nhật và quản lý đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội.

Sáu là, Nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mạnh mẽ mô hình tín dụng chính sách, nhất là sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách, kiểm soát tín dụng đen một cách hiệu quả.

Bảy là, Tổ chức thực hiện:

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo: (i) Ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị. (ii) Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội theo hướng mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, điều kiện phát triển, đặc điểm của từng vùng, miền, chu kỳ sản xuất, kinh doanh. (iii) Bố trí đủ nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội, có giải pháp kịp thời, báo cáo Bộ Chính trị nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho NHCSXH. (iv) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chỉ thị.

- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm cho tín dụng chính sách xã hội; tăng cường giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

- Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện, các hoạt động nhận uỷ thác trong quá trình thực hiện Chỉ thị. Đảng đoàn MTTQ Việt Nam chỉ đạo đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

- Các Tỉnh uỷ, Thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt và phối hợp với NHCSXH xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện Chỉ thị.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hướng dẫn việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Chỉ thị.

- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đọc thêm

KienlongBank tiên phong triển khai đồng bộ cả 2 dự án Basel III & ESG

KienlongBank tiên phong triển khai đồng bộ cả 2 dự án Basel III & ESG
(PLVN) - Với việc triển khai đồng bộ cả hai dự án Basel III & ESG, KienlongBank đang cho thấy sự nỗ lực và quyết tâm cao độ trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro và khả năng chống chịu trước những biến động khó lường, đồng thời thúc đẩy Ngân hàng phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị theo thông lệ quốc tế và Việt Nam.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước kêu gọi giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Ngân hàng nhà nước kêu gọi giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
(PLVN) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng dịp Tết nguyên đán 2025; Hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng

Giải pháp để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc mở rộng phạm vi, đối tượng của bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tham gia vào xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém theo Luật Các TCTD năm 2024, đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN để tham gia hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – 25 năm vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – 25 năm vun đắp niềm tin
(PLVN) -  Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Là cơ quan chuyên trách triển khai chính sách BHTG, 25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã không ngừng hoàn thiện, vun đắp niềm tin nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách BHTG.

Tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại lễ tổng kết.
(PLVN) - Ngày 06/11, tại Hà Nội, NHCSXH và Quỹ Châu Á tổ chức lễ tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam. Chương trình nằm trong khuôn khổ của dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Tài chính toàn diện và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam” giai đoạn II.

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Phó Tổng giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
(PLVN) - Ông Hồ Vân Long thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (mã VIB-HOSE). Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'
(PLVN) - Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam” được tổ chức vào ngày 04/11/2024 tại TP Hà Nội.

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank

Chiến lược bền vững, vì con người tạo nên thương hiệu quốc gia của TPBank
(PLVN) - Hai năm liên tiếp TPBank được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam là minh chứng rõ nét cho định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đúng đắn của TPBank, không chỉ đem tới cho khách hàng vô vàn tiện ích ngân hàng trong kỷ nguyên số mà còn trở thành một trong những doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank

Đại diện lãnh đạo Agribank - VNPAY chính thức bấm nút ra mắt Giải pháp OSB.
(PLVN) -  Chiều ngày 01/11/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus – một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.