Gương sáng Pháp luật

Cô giáo Việt dạy ngôn ngữ và lan toả văn hoá Việt ở xứ sở hoa Chăm-pa

Năm 2009, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền vinh dự được Chủ tịch nước Lào tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 2009, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền vinh dự được Chủ tịch nước Lào tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
(PLVN) - Đền đáp xứng đáng cho sự nỗ lực hết mình trong sự nghiệp giảng dạy Tiếng Việt trên đất nước Triệu Voi, năm 2009, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng.

Mối tình Việt - Lào

Tôi gặp Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền tại Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” do Đại học Hà Nội tổ chức vào đầu tháng 11/2024. Hôm đó chị Hiền tham dự hội thảo với tư cách là đại biểu thuộc Đoàn cán bộ, giảng viên khoa Tiếng Việt, Đại học Ngôn ngữ - Trường Đại học Quốc gia Lào. Nữ giảng viên đến từ thủ đô Viêng Chăn với bài tham luận tâm huyết, truyền cảm hứng mạnh mẽ về việc dạy Tiếng Việt trên đất nước Triệu Voi, lan toả văn hoá Việt Nam, với một tình yêu và niềm tự tôn, tự hào dân tộc vô bờ, đã thu hút sự chú ý và cảm xúc của nhiều đại biểu.

Khoảng thời gian ngắn bên lề hội thảo cũng đủ để chị Hiền tranh thủ chia sẻ về công việc dạy tiếng Việt tại Đại học Quốc gia Lào, các hoạt động xã hội chị tham gia với tư cách tình nguyện viên phiên dịch Tiếng Việt, các lớp chị tham gia dạy Tiếng Việt miễn phí, và các dự định về các dự án thiện nguyện sắp tới…

Tôi thực sự xúc động và cuốn hút bởi người phụ nữ tràn đầy nhiệt huyết, tràn trề năng lượng, hào sảng, với khát vọng dâng hiến hết mình, hào phóng và vô tư cho việc dạy tiếng mẹ đẻ trên đất bạn. “Có những hôm sau một ngày làm việc tất bật, tối Hiền lại đi xe máy hơn 10 cây số đến lớp dạy Tiếng Việt miễn phí. Nhìn các học viên háo hức, mê say với ngôn ngữ của dân tộc, của cội nguồn, thú thật Hiền chỉ ước sao mỗi buổi tối dài ra thêm nhiều giờ nữa, để Hiền có thêm thời gian dạy các em…” - chị Hiền tâm sự.

Nguyễn Thị Hiền quê ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1994, chị tiếp tục theo học Thạc sỹ chuyên ngành Lý luận Ngôn ngữ. Cơ duyên khiến chị gắn bó với đất nước Lào và quyết định chọn xứ sở hoa Chăm-pa làm quê hương thứ 2 cho cuộc đời mình, theo chị là bởi chữ Duyên.hận Kỷ niệm chương trong Lễ tôn vinh Tiếng Việt tại Lào tháng 9/2024

Chị Hiền được tặng Kỷ niệm chương trong Lễ tôn vinh tiếng Việt tại Lào tháng 9/2024Chị Hiền được tặng Kỷ niệm chương trong Lễ tôn vinh tiếng Việt tại Lào tháng 9/2024

Thời sinh viên sôi nổi, Hiền yêu anh SụkhănThạKhạTỵ (tên tiếng Việt là Xay Nha Sản, ông xã Hiền bây giờ) - một nghiên cứu sinh người Lào sang làm luận văn Tiến sĩ tại Việt Nam. Mối tình xuyên quốc gia của họ kéo dài 9 năm, kết quả là đám cưới ngọt ngào diễn ra tại 3 địa điểm: lễ cưới tại nhà vợ - tại quê của Hiền ở Thái Bình, với sự tham dự của đại diện Tham tán Văn hóa Giáo dục, Đại sứ quán Lào; Lễ báo hỷ tại Nhà văn hoá Cầu Giấy, có các thầy cô trường Đại học Sư phạm I Hà Nội; và tiệc cưới tại trường Đại học Quốc gia Lào, quê hương của anh Sản, cũng là nơi hai vợ chồng làm việc.

Theo chồng sang định cư ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), Hiền xin được biên chế vào giảng dạy tại khoa Tiếng Việt, Đại học Ngôn ngữ, trường Đại học Quốc gia Lào. Chồng chị là Tiến sĩ Văn học, giảng viên khoa Báo chí cùng trường. Công việc chính của chị là giảng dạy, đào tạo sinh viên hệ cử nhân Ngôn ngữ Việt Nam; ngoài ra còn dạy ngôn ngữ cho học sinh hệ dự bị tiếng Việt. Để phục vụ tốt cho việc giảng dạy, mặc dù khi đó đã có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Lào nhưng chị vẫn đăng ký theo học khóa dự bị tiếng Lào dành cho người nước ngoài tại Trường Đại học Quốc gia Lào.

“Bản thân tôi khi đó đã tích lũy được vốn tiếng Lào kha khá, có thể giao tiếp tốt, nhưng tôi vẫn đăng ký và chuyên tâm theo học khóa dự bị tiếng Lào rất chăm chỉ, nghiêm túc. Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Muốn thành công trên đất nước họ, thì phải thông thạo ngôn ngữ của họ, hiểu biết văn hoá của họ. Điều tâm niệm đó, sau này tôi cũng chia sẻ tới các thế hệ học sinh, sinh viên của mình, nhiều người làm theo và đã thành công”.

Chị Hiền nhận Bằng khen của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào

Chị Hiền nhận Bằng khen của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào

Không chỉ làm tốt công việc giảng dạy ở Đại học Quốc gia Lào, chị còn tham gia các công việc xã hội với tinh thần trách nhiệm cao. Các Bộ ngành, Đại sứ quán, doanh nghiệp… cần phiên dịch, hỗ trợ về ngôn ngữ Tiếng Việt đều được chị giúp đỡ hết lòng. “Cô Hiền Tiếng Việt” của Đại học Quốc gia Lào trở thành nhân vật được nhiều lãnh đạo, cơ quan ở Viêng Chăn biết đến là vậy.

Năm 2009, chị vinh dự được Chủ tịch nước Lào tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì thành tích dạy Tiếng Việt, lan toả văn hoá Việt trên đất Lào. Chị cũng là một trong số ít công dân nước ngoài được tặng Huân chương cao quý này.

Lan toả tinh hoa văn hóa Việt tại xứ sở hoa Chăm pa

Thủ đô Viêng Chăn có trên 100 ngàn người Việt Nam làm ăn, sinh sống, trong đó có nhiều người định cư, lập nghiệp ổn định, chọn nơi này là quê hương thứ hai của mình nên nhu cầu học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt tương đối lớn. Đặc biệt, đối với người Việt xa quê, việc làm sao để các thế hệ con cháu biết tiếng Việt, duy trì ngôn ngữ của dân tộc luôn là vấn đề cần được ưu tiên. Trước thực tế này, năm 2022, với sự ủng hộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Hội người Việt Nam ở thủ đô Viêng Chăn cùng Chùa Phật tích Viêng Chăn mở lớp Tiếng Việt miễn phí cho con em người Việt. Lớp học duy trì 3 buổi/tuần, mỗi khóa học kéo dài 3 tháng, học xong được cấp chứng chỉ.

Chị Hiền tham gia dạy Tiếng Việt miễn phí cho dự án của Hội người Việt Nam ở Viêng Chăn ngay từ khoá đầu tiên. Lớp học miễn phí dạy vào các buổi tối, chùa Phật Tích Viêng Chăn ở ngoại ô, nên sau mỗi ngày làm việc, chị tiếp tục đi xe máy hơn 10km đến lớp. Tại các buổi dạy, ngoài dạy chữ cho các em, chị còn chia sẻ những câu chuyện cổ, thành ngữ, ca dao Việt Nam giúp vun đắp cho các em tình yêu đất nước, cội nguồn dân tộc, bồi dưỡng cho các em giá trị đạo đức, truyền thống của người Việt Nam ta. Những câu ca dao tục ngữ chị đã được cha mẹ, thầy cô dạy từ tấm bé, giờ chị truyền dạy lại học sinh của mình trên đất Lào. Nào là “Chị ngã em nâng”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”; rồi thì: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm…”

Phải chăng vì thế mà những tiết học của chị luôn mang lại những điều mới mẻ, háo hức mê say. Có những hôm trời đã khuya, lớp học tiếng Việt miễn phí vẫn sôi nổi vì các em muốn học nữa, không muốn về. Chị chỉ ước sao mỗi buổi tối kéo dài thêm nhiều giờ nữa để chị có thể truyền tải nhiều hơn nữa vốn kiến thức, vốn văn hóa, tình yêu và lòng tự hào với dân tộc đến học sinh của mình! Với chị, đó là niềm hạnh phúc không gì sánh được!

Cô giáo Việt dạy ngôn ngữ và lan toả văn hoá Việt ở xứ sở hoa Chăm-pa ảnh 3Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh tại một lớp học Tiếng Việt thuộc Dự án dạy tiếng Việt cho con em người Việt tại Lào

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: “Tôi rất tâm huyết với Dự án dạy Tiếng Việt cho con em người Việt tại Lào, qua đó không chỉ góp phần gìn giữ Tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại Lào mà còn lan tỏa Tiếng Việt tới cộng đồng người bản địa, giúp tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt – Lào, góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, đoàn kết, vững mạnh và hướng về quê hương, đất nước.”

Yêu và tự hào vì mình là người Việt Nam, tình yêu của chị lan toả mạnh mẽ tới gia đình, người thân. Chồng chị là Tiến sĩ Văn học, anh sử dụng Tiếng Việt như tiếng Lào. Hai con gái của chị cũng rất giỏi Tiếng Việt. Vì yêu chị, muốn chị không có cảm giác xa quên nên ở nhà chị mọi người giao tiếp bằng Tiếng Việt, chỉ có đến trường mới sử dụng tiếng Lào.

Chị Hiền kể, con gái đầu lòng của chị có năng khiếu về hội hoạ. Khi cháu còn nhỏ, ngoài phác hoạ chân dung ba mẹ, vẽ bông hoa hay ông mặt trời, thì bức vẽ cháu yêu thích là chân dung Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Năm 2023, khi cháu đậu Đại học Mỹ thuật Quốc gia Lào với số điểm đủ để du học thì cháu đã lựa chọn sang Việt Nam du học. Hiện cháu là sinh viên năm 2 Đại học Mỹ Thuật Việt Nam.

“Lòng biết ơn giúp tôi sống có khát vọng, có trách nhiệm và ý nghĩa hơn”

“Cô Hiền tình nguyện”, “cô Hiền Tiếng Việt”, “Cô Hiền phiên dịch” là những tên gọi thân thương người Viêng Chăn dành cho Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền. Bất cứ sự kiện nào ở Thủ đô Viêng Chăn cần người phiên dịch Tiếng Việt, cần sự hồ trợ về ngôn ngữ Tiếng Việt, chị đều nhiệt tình tham gia với tinh thần trách nhiệm cao.

Còn nhớ, năm 2009, kỳ Sea Game 25 tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), chị Hiền và hai cô con gái tham gia vào đội tình nguyện, làm phiên dịch Tiếng Việt. Câu chuyện về cô giáo Việt trên đất nước Triệu Voi, hình ảnh chị và hai con gái trong đội phiên dịch tình nguyện mặc áo cờ đỏ sao vàng, gương mặt kiêu hãnh có dán hình cờ Tổ quốc trên đôi má đã được báo chí, truyền hình đăng tải.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền cũng là thành viên của Hội đồng biên dịch cuốn Ký sự lịch sử “Lần theo dấu tích lịch sử con đường Hồ Chí Minh trên đất Lào”. Cuốn sách được giới chuyên gia và độc giả đón nhận nhiệt liệt, đánh giá cao. Chị Hiền chia sẻ: “Mình rất tự hào vì được góp phần giúp các thế hệ người dân hiểu về lịch sử, tình hữu nghị thuỷ chung keo sơn giữa hai đất nước Việt - Lào.”

Ở cái tuổi không còn trẻ, đảm nhiệm nhiều vai trò giảng dạy ở nhiều nơi, nhưng hễ cơ quan nào có sự kiện cần người phiên dịch Tiếng Việt, bất cứ cá nhân, tổ chức nào gặp khó khăn về ngôn ngữ Tiếng Việt cần sự trợ giúp, là chị Hiền lại cố gắng thu xếp công việc để có mặt.

“Công việc dạy Tiếng Việt không chỉ mang lại cho mình niềm vui, sự tôn trọng của xã hội, mà còn mang lại nguồn thu nhập tốt. Bởi vậy, không chỉ yêu Tiếng Việt, tự đáy lòng mình, tôi biết ơn ngôn ngữ của dân tộc, biết ơn nguồn cội! Và tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình tham gia các công việc thiện nguyện, tình nguyện như một cách để sẻ chia, để tri ân cuộc đời. Lòng biết ơn giúp tôi sống có khát vọng, có trách nhiệm và ý nghĩa hơn” - chị Hiền xúc động chia sẻ.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền - Giảng viên khoa Tiếng Việt, Đại học Ngôn ngữ, Trường Đại học Quốc gia Lào:

-Năm 2009 được Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì thành tích dạy Tiếng Việt, lan toả văn hoá Việt trên đất nước Lào.

- Nhiều Bằng khen, Giấy khen, Kỷ niệm chương của Trường Đại học Quốc gia Lào, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Hội người Việt Nam tại Viêng Chăn, các Bộ, ngành của Lào tặng thưởng về thành tích dạy Tiếng Việt, tôn vinh văn hoá Việt trên đất nước Triệu Voi.

Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.

Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng phòng Tư pháp Lê Hồng Thanh sáng tạo, đưa pháp luật đến với người dân

Anh Lê Hồng Thanh, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(PLVN) -Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp 45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 - 10/11/2024), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có thư chúc mừng tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội. Báo PLVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Bộ trưởng.

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, ngày 2 và ngày 9/11, Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh, Chi đoàn Sở Tư pháp, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi đoàn Cảnh sát giao thông Công an tỉnh phối hợp với Trường Đại học Bạc Liêu, huyện Đoàn huyện Hồng Dân và huyện Đoàn Vĩnh Lợi tổ chức Phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai
(PLVN) -  Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Lào Cai được thực hiện với nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kịp thời đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Đây cũng là những kết quả tích cực hưởng ứng ngày Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11).

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
(PLVN) - Chiều ngày 8/11, Viện KSND TPHCM tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng (TAND TPHCM, VKSND TPHCM, Công an TPHCM , Cục Thi hành án Dân sự TPHCM) và cơ quan chức năng trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.